Âm nhạc trị liệu cho trẻ tự kỷ có tác dụng gì?

Âm nhạc trị liệu cho trẻ tự kỷ là một kỹ thuật có cấu trúc thiết lập tốt và không có rủi ro, thường sử dụng các tương tác âm nhạc nhằm giúp những chủ thể gặp nhiều khó khăn về nhận thức và cảm xúc cải thiện khả năng hoạt động của bản thân. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để đánh giá liệu pháp âm nhạc cho trẻ tự kỷ đem lại những tác dụng gì, và hiệu quả như thế nào nhé!

1. Âm nhạc trị liệu cho trẻ tự kỷ là gì?

Bằng cách tương tác với người lớn và trẻ em mắc chứng tự kỷ, các nhà trị liệu âm nhạc có thể xây dựng những kỹ năng giúp giảm lo lắng. Thậm chí, người mắc chứng tự kỷ còn có thể phát triển thêm các kỹ năng giao tiếp mới.

Điều cốt lõi là liệu pháp âm nhạc không giống như giáo dục âm nhạc. Nếu mục tiêu của bạn là giúp trẻ phát triển các kỹ năng thanh nhạc hoặc chơi nhạc cụ, thì một nhà giáo dục âm nhạc sẽ phù hợp hơn là nhà âm nhạc trị liệu.

2. Âm nhạc trị liệu cho trẻ tự kỷ có tác dụng gì và hiệu quả như thế nào?

Liệu pháp âm nhạc có thể giúp những người mắc chứng tự kỷ cải thiện các kỹ năng trong lĩnh vực giao tiếp, kỹ năng xã hội, các vấn đề về giác quan, hành vi, nhận thức, kỹ năng nhận thức/vận động, và khả năng tự lực hoặc tự quyết (Geretsegger et al, 2014). Tại đó, nhà trị liệu tâm lý tìm thấy những trải nghiệm âm nhạc phù hợp với mỗi thân chủ, tạo kết nối cá nhân và xây dựng lòng tin.

tác dụng của liệu pháp âm nhạc cho trẻ tự kỷ
Liệu pháp âm nhạc giúp trẻ tự kỷ rèn luyện kỹ năng vận động và giác quan. Ảnh: PsyCare

Theo một nghiên cứu tổng hợp đánh giá kết quả, thì âm nhạc trị liệu cho trẻ tự kỷ “đem lại nhiều lợi ích như tăng không giới hạn hành vi xã hội phù hợp, tăng sự chú ý vào nhiệm vụ, tăng khả năng phát âm, diễn đạt bằng lời nói, cử chỉ và hiểu từ vựng; tăng kỹ năng giao tiếp và xã hội; tăng cường cơ thể nhận thức và phối hợp, cải thiện kỹ năng tự chăm sóc và giảm lo lắng.” (De Vries et al, 2015)

Một nghiên cứu khác cho thấy, liệu pháp âm nhạc lấy gia đình làm trung tâm có thể xây dựng mối quan hệ cha mẹ và con cái bền chặt hơn.

Những người mắc chứng tự kỷ thường đặc biệt quan tâm và phản ứng nhanh với âm nhạc. Vì âm nhạc có tính thúc đẩy và hấp dẫn, nên nó có thể được sử dụng như một “chất tăng cường” tự nhiên cho những phản ứng mong muốn (American Music Therapy Association, “Music therapy as a treatment modality for Autism Spectrum Disorders“, 2012).

Liệu pháp âm nhạc cũng có thể giúp những ai có ác cảm với một số âm thanh nhất định có thể đối phó với sự nhạy cảm về âm thanh đó, hoặc tạo nên sự khác biệt cá nhân trong quá trình xử lý thính giác. Nếu con bạn có vẻ thích thú và hưởng ứng với âm nhạc, hãy tìm đến những nhà trị liệu âm nhạc để chữa lành não bộ cho trẻ tự kỷ.

Xem thêm:

3. Nhà trị liệu âm nhạc can thiệp trẻ tự kỷ thế nào?

Sau khi đánh giá điểm mạnh và nhu cầu của từng trẻ tự kỷ, nhà trị liệu âm nhạc sẽ phát triển một kế hoạch can thiệp với các mục tiêu ngắn hạn và mục đích. Trên cơ sở đó, họ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Các nhà trị liệu âm nhạc làm việc với cả cá nhânnhóm nhỏ, sử dụng nhiều loại âm nhạc và kỹ thuật khác nhau. Một nhà âm nhạc trị liệu cho trẻ tự kỷ chuyên nghiệp có thể xây dựng các chiến lược thực hiện được ở cả trong trường học và ở nhà.

Nhà trị liệu âm nhạc phải có bằng cử nhân hoặc cao hơn về liệu pháp âm nhạc do Hiệp hội Trị liệu Âm nhạc Hoa Kỳ (AMTA) phê duyệt; hoàn thành tối thiểu 1,200 giờ đào tạo lâm sàng; và vượt qua kỳ thi quốc gia do Hội đồng Chứng nhận Nhà trị liệu âm nhạc (CBMT) tổ chức để đạt được chứng chỉ cần thiết cho việc hành nghề chuyên nghiệp.

Nghiên cứu trường hợp:

Bé R, 7 tuổi, hầu hết thời gian trong ngày dường như bị cô lập với thế giới xung quanh. Bé thường cuộn tròn người trong yên lặng, hoặc nhảy xung quanh và ngẫu nhiên phát ra âm thanh the thé. Nhà trị liệu âm nhạc đã thiết kế chương trình can thiệp phù hợp chính xác với các chuyển động của R và âm thanh biểu cảm mà bé tạo ra – như nhảy, đập, la hét hoặc thút thít.

R bắt đầu hát theo cao độ của âm nhạc, và khi nhà trị liệu làm theo hướng dẫn của R, R bắt đầu trải nghiệm cảm giác kiểm soát và kết nối mới với thế giới xung quanh. R bắt đầu giao tiếp bằng mắt và tương tác, đầu tiên là với nhà trị liệu, sau đó là những người khác trong cuộc sống của mình. Nhà trị liệu hiện đang tìm cách hỗ trợ R phát triển âm thanh giọng nói của bé trở thành lời nói.

Từ ca của R, chúng ta hiểu rằng, tất cả chúng ta bẩm sinh đều có khiếu âm nhạc. Nhịp điệu thể hiện rõ trong nhịp tim, bước đi, bước chạy và hơi thở của chúng ta. Chúng ta sử dụng cao độ và âm sắc để thể hiện giọng nói của mình, từ cười đến khóc. Ngay cả đối với một người rất cô lập, những yếu tố âm nhạc trị liệu cho trẻ tự kỷ luôn cung cấp một kênh giao tiếp mạnh mẽ.

4. Quy trình âm nhạc trị liệu cho trẻ tự kỷ gồm những bước nào?

Liệu pháp âm nhạc thường bao gồm các giai đoạn sau:

  • Đánh giá ban đầu (Assessment): Nhà trị liệu đánh giá để tìm ra nhu cầu của đứa trẻ. Vì liệu pháp âm nhạc thường được sử dụng phối hợp với các phương pháp can thiệp trẻ tự kỷ nên nhà trị liệu cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ Nhi khoa, hoặc nhà trị liệu khác của đứa trẻ để đưa ra kế hoạch phù hợp.
  • Thiết lập mục tiêu (Goal-setting): Một chương trình trị liệu âm nhạc cá nhân sẽ được phát triển dựa trên nhu cầu của trẻ.
  • Các hoạt động trị liệu âm nhạc (Activities): Các buổi trị liệu sẽ bao gồm các hoạt động được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu cá nhân của trẻ. Chẳng hạn như sáng tác nhạc, chuyển động theo nhạc, ca hát, chơi nhạc cụ, nghe nhạc, làm việc theo nhóm và ứng tác.
  • Lượng giá (Evaluation): Chương trình thường xuyên được đánh giá để đảm bảo quá trình hoạt động tốt.

Các buổi âm nhạc trị liệu cho trẻ tự kỷ có thể là 1:1 hoặc trong một nhóm. Trẻ có thể tham dự một lần mỗi tuần trong khoảng 20 – 50 phút. Thời gian điều trị tùy thuộc vào nhu cầu của trẻ.

Xem thêm: Top 15 phòng khám tâm lý ở TPHCM tốt và uy tín nhất

Về cả lý thuyết lẫn thực tiễn đều cho thấy, việc áp dụng âm nhạc trị liệu cho trẻ tự kỷ đều đem lại hiệu quả tích cực. Mỗi người, hoặc mỗi đứa trẻ mắc chứng tự kỷ đều có thể truyền cảm hứng cho bạn bằng giai điệu, nhịp điệu, hoặc bài hát của riêng họ. Chính nhờ âm nhạc mà sự độc đáo và sáng tạo của mỗi người tự kỷ có thể thực sự được tôn vinh.

Bài viết cùng chủ đề

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *