Hội chứng sợ bò sát Herpetophobia là gì? Có cách nào điều trị hội chứng sợ thằn lằn, sợ rắn này? Cùng theo dõi bài viết sau để tìm hiểu thêm nguyên nhân tại sao con người chúng ta lại sợ thằn lằn, rắn, hay các loài bò sát nói chung; đồng thời, học cách vượt qua nỗi sợ hãi ấy nhé!
Mục lục
1. Hội chứng sợ bò sát Herpetophobia là gì?
1.1. Khái niệm hội chứng sợ bò sát Herpetophobia
Hội chứng sợ bò sát (đặc biệt là thằn lằn và rắn) có tên tiếng Anh là Herpetophobia. Chứng ám ảnh cụ thể này tương đối phổ biến và có mức độ thay đổi đáng kể, khiến chủ thể khó có thể quyết định nếu không có sự hướng dẫn và can thiệp của chuyên gia chăm sóc sức khỏe tâm thần.
Herpetophobia là một nỗi sợ hãi phi lý về một tình huống hoặc đối lượng và số lượng vô hạn của các loài bò sát, đặc biệt là loài thằn lằn và rắn. Đây là một dạng rối loạn lo âu mang tính cá nhân hóa rất cao, nghĩa là các triệu chứng có thể rất khác nhau ở mỗi người.
Một số người chỉ sợ hãi khi chạm vào một con rắn lớn, thì số khác lại có thể gặp triệu chứng nghiêm trọng hơn. Thậm chí, họ không thể nhìn vào ảnh chụp con rắn hay những con tắc kè nhỏ dù chúng vô hại.
1.2. Triệu chứng của Herpetophobia là gì?
Các triệu chứng khác nhau của hội chứng sợ bò sát Herpetophobia có thể bao gồm:
- Sợ hãi bất cứ khi nào bạn ở gần một loài bò sát
- Không có khả năng mua sắm trong các cửa hàng vật nuôi có bán các loài bò sát
- Từ chối các chuyến đi bộ đường dài hoặc các hoạt động khác mà trong thời gian đó có khả năng gặp phải một loài bò sát
- Phản ứng thái quá, chẳng hạn như la hét, khóc lóc, run rẩy, hoặc thở gấp, nếu bạn bất ngờ gặp phải loài bò sát khiến mình sợ hãi
Ngoài ra, còn có một số đặc điểm ít nghiêm trọng hơn của chứng ám ảnh này, bao gồm khả năng chịu đựng các loài bò sát xung quanh mình, nhưng loại hoảng sợ nếu bạn tiếp xúc thân thể với chúng.
2. Nguyên nhân của hội chứng sợ bò sát Herpetophobia: Tại sao con người lại sợ thằn lằn và rắn?
2.1. Lý giải hội chứng Herpertophobia với thuyết tiến hóa
Nhiều nhà khoa học cũng đã cố gắng tìm hiểu nguyên nhân gây nên hội chứng sợ bò sát Herpertophobia là gì. Có giả thuyết cho rằng Herpertophobia cùng với Arachnophobia (hội chứng sợ nhện) là một hội chứng ám ảnh tiến hóa.
Theo đó, các nhà lý thuyết tiến hóa cho rằng tổ tiên của chúng ta có xu hướng sợ động vật có thể gây hại, cả động vật có xương sống và động vật không xương sống. Vì vậy, số lượng lớn các loài bò sát có nọc độc trong môi trường có thể khiến chứng sợ herpertophobia phát triển theo thời gian.
2.2. Do trải nghiệm tiêu cực của chủ thể với loài bò sát
Cũng như các nỗi sợ tâm lý phổ biến nhất của con người, nguyên nhân gây nên herpertophobia có thể bắt nguồn từ trải nghiệm tồi tệ của chủ thể với một loài bò sát. Từ đó, mỗi khi gặp tình huống tương tự, nó khiến bạn liên tưởng đến cảm giác đau đớn hoặc sợ hãi mình từng có. Chẳng hạn như một người từng bị rắn cắn có thể phát triển hội chứng sợ rắn.
2.3. Nguyên nhân của hội chứng sợ bò sát do ảnh hưởng của quá trình học hỏi
Có thể chúng ta học cách sợ hãi những điều cụ thể, đặc biệt là ngay từ khi còn nhỏ. Ví dụ như nếu cha mẹ hoặc anh chị em của bạn rất sợ thằn lằn, bạn cũng có thể học cách sợ chúng.
Cũng cần chỉ ra rằng, các yếu tố văn hóa cũng có thể đóng một vai trò trong nhận thức của một người về loài bò sát. Loài bò sát, đặc biệt là rắn, thường xuất hiện trong thần thoại, văn hóa dân gian, và văn bản tôn giáo trên khắp thế giới. Và, đa số các hình tượng của rắn đều không hề đẹp chút nào!
2.4. Yếu tố di truyền học của hội chứng sợ bò sát
Di truyền cũng có thể góp phần vào sự phát triển của những nỗi ám ảnh cụ thể. Chẳng hạn như, nếu cha hoặc mẹ của bạn sợ thằn lằn, thì nỗi sợ hãi tâm lý này có thể sẽ truyền sang bạn.
Liên quan đến nỗi sợ rắn, con người có thể đã phát triển khả năng cao hơn để phát hiện nhưng con vật này. Người ta cho rằng, sự thích nghi này đã giúp con người sơ khai tránh được sự tấn công của rắn.
2.5. Quá trình xử lý nỗi sợ hãi tâm lý
Chúng ta xử lý những cảm giác như lo lắng và sợ hãi khác nhau. Một số người có thể tự nhiên lo lắng nhiều hơn. Điều này có thể khiến họ có nhiều nguy cơ mắc chứng ám ảnh sợ hãi hơn.
3. Cách điều trị hội chứng sợ bò sát Herpetophobia
3.1. Khi nào thì cần điều trị chứng sợ herpertophobia?
Nỗi ám sợ cụ thể chỉ cần điều trị nếu nó gây cản trở các hoạt động hàng ngày của bạn, bao gồm cả ảnh hưởng đối với công việc và các mối quan hệ cá nhân. Nếu đang nghi ngờ mình đang có các triệu chứng của herpertophobia, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nhà trị liệu để xác định xem đó chỉ là nỗi sợ hãi hàng ngày, hay đó là triệu chứng đáp ứng tiêu chí chẩn đoán lâm sàng.
Với cách điều trị phù hợp, phần lớn các chứng ám ảnh đều có thể được kiểm soát hoặc chữa khỏi. Tuy nhiên, theo thời gian, nỗi ám ảnh sợ hãi không được điều trị có thể trở nên nặng hơn và gây ra nhiều vấn đề hạn chế trong cuộc sống.
3.2. Liệu pháp giải mẫn cảm hệ thống điều trị hội chứng sợ bò sát herpertophobia
Một trong những hình thức trị liệu tâm lý được khuyến nghị can thiệp hội chứng sợ bò sát herpertophobia là liệu pháp phơi nhiễm (exposure therapy), hay còn gọi là giải mẫn cảm hệ thống. Phương pháp điều trị này dựa trên các nguyên tắc thực hành của liệu pháp hành vi nhận thức, có thể đem lại hiệu quả cải thiện đến 90% những người mắc chứng sợ herpetophobia (Stephen B. Klein, 2018).
Theo Tiến sĩ tâm lý học Tom G. Stevens, Giáo sư danh dự tại Đại học California, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bạn có thể tự hướng dẫn bản thân (self-help) thực hiện các bước hoặc tìm kiếm sự trợ giúp của chuyên gia sức khỏe tâm thần. Phương pháp này có nhiều hình thức khác nhau, và là phương thức điều trị phổ biến cho phần lớn các trường hợp ám ảnh cụ thể.
Theo đó, nó cho phép chủ thể tiến hành quá trình điều trị theo tốc độ của riêng mình. Đồng thời, nó cũng giúp làm giảm sự khó chịu mà chủ thể có thể cảm thấy khi giải quyết nỗi sợ hãi của mình.
3.3. Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT)
Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) thường được sử dụng cùng với liệu pháp giải mẫn cảm hệ thống. Mục đích của sự kết hợp trị liệu này là giúp xác định và định hình lại các kiểu suy nghĩ tiêu cực và cảm xúc tiêu cực góp phần khiến chủ thể sợ loài bò sát.
Xem thêm:
3.4. Điều trị hội chứng sợ bò sát bằng thuốc
Một số thuốc có thể được kê toa để giúp bạn đối phó với cảm giác lo lắng, như các thuốc benzodiazepin. Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) cũng thường được quy định cho những nỗi ám ảnh cụ thể.
3.5. Một số cách bổ sung giúp bạn vượt qua hội chứng sợ bò sát herpertophobia
Ngoài những cách điều trị đã giới thiệu trên đây, bạn cũng có thể thực hiện một số chiến lược ứng phó bổ sung để vượt qua nỗi ám sợ này. Chẳng hạn:
- Hãy thử những cách khác nhau để tĩnh tâm giảm căng thẳng, bao gồm cả tập yoga và thiền định.
- Tránh các chất kích thích như caffein, vì chúng có thể là nguyên nhân gây ra lo lắng.
- Thực hiện và gắn bó với các lựa chọn lối sống lành mạnh. Chẳng hạn như tuân thủ chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên và duy trì lịch trình ngủ nghỉ đều đặn.
- Đừng ngần ngại nói với người khác về cảm giác của bạn. Hãy tham gia nhóm hỗ trợ, hoặc trị liệu nhóm để kết nối với những người trong cùng khu vực, hoặc những người đang trải qua nỗi ám ảnh cụ thể giống mình.
Xem thêm: Top 15 phòng khám tâm lý ở TPHCM tốt và uy tín nhất
Tóm lại, hội chứng sợ bò sát herpertophobia là một rối loạn lo âu, nhóm ám ảnh cụ thể. Những người mắc hội chứng này có thể trải qua các triệu chứng về cả tâm lý lẫn thể chất. Có thể điều trị herpertophobia bằng liệu pháp tâm lý hoặc thuốc. Nếu bạn nhận thấy mình đang có dấu hiệu của herpertophobia và nó đang ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của mình, hãy liên hệ phòng khám tâm lý hoặc chuyên gia tâm thần để được hỗ trợ nhé!