20 nguyên nhân tình trạng lo âu và trầm cảm thường gặp

Việc hiểu rõ nguyên nhân tình trạng lo âu và trầm cảm phổ biến nhất sẽ giúp chúng ta tìm cách phòng ngừa hiệu quả hơn. Hầu hết những người thường xuyên lo âu và trầm cảm không thể đưa ra lý do chính xác vì sao mình lại rơi vào những trạng thái khó chịu này. Nếu bạn cũng đang rơi vào tình trạng tương tự, hãy tìm hiểu xem nguyên nhân tình trạng lo âu của mình là điều gì trong số 20 yếu tố được liệt kê dưới đây.

1. Lạm dụng chất gây nghiện – nguyên nhân tình trạng lo âu phổ biến nhất

Nghiên cứu cho thấy những người có xu hướng trầm cảm và lo lắng có sử dụng ma túy có nhiều khả năng gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần hơn (Couwenbergh et al, 2006). Có nhiều lý do khiến một người lạm dụng các chất kích thích như ma túy và rượu. Lạm dụng chất gây nghiện là một thói quen có thể hình thành bất cứ lúc nào, kể cả từ thời thơ ấu hay tuổi thiếu niên.

Ma túy và rượu có thể làm rối loạn hệ sinh hóa thần kinh não bộ, làm cản trở mối liên lạc giữa các chất dẫn truyền thần kinh. Các chất dẫn truyền thần kinh là các chất hóa học cho phép não và cơ bản bạn giao tiếp, đồng thời, chúng giúp kiểm soát mọi trải nghiệm về thể chất và tâm lý.

2. Làm việc quá sức

Tình trạng kiệt sức vì khối lượng công việc quá lớn gây ra các phản ứng stress trong cơ thể. Khi não bộ bị căng thẳng mãn tính, sự cân bằng hóa học mong manh của nó cũng sẽ bị gián đoạn. Do đó, đây cũng là nguyên nhân tình trạng lo âu thường thấy ở những người trẻ tuổi.

lo âu làm việc kiệt sức
Một trong những nguyên nhân tình trạng lo âu là do làm việc kiệt sức. Ảnh: PsyCare

3. Đau buồn và sang chấn

Rối loạn căng thẳng sau sang chấn tâm lý (PTSD) là một rối nhiễu tâm lý phổ biến ở các quân nhân. Việc trở thành nhân chứng hoặc nạn nhân của bạo lực súng đạn có thể gây ra phản ứng sinh học tiến triển thành cảm giác lo lắng và trầm cảm hoàn toàn.

Cảm giác đau buồn sau cái chết của một người thân yêu hoặc bạn thân, mặc dù không thoải mái, nhưng có thể là một yếu tố chữa lành. Tuy nhiên, nếu đau buồn kéo dài, nhất là ở nhóm người nhạy cảm, có thể gây ra các vấn đề đáng lo ngại về sức khỏe tâm thần.

4. Lo lắng về tình trạng sức khỏe của bản thân

Những người được chẩn đoán mắc các vấn đề bệnh lý không thể điều trị được có thể làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm. Các bệnh lý liên quan đến tuổi tác hoặc chẩn đoán tình trạng bệnh giai đoạn cuối (Bệnh Parkinson, Alzheimer, bệnh tim mạch hoặc ung thư) cũng có thể gây ra sự hoảng sợ và bất lực. Tất nhiên, tiếp xúc lâu dài với những cảm giác này có thể dẫn đến biểu hiện trầm cảm.

5. Sự thay đổi đột ngột và căng thẳng – nguyên nhân tình trạng lo lắng thường gặp trong cuộc sống

Trong cuộc đại khủng hoảng Phố Wall năm 1929, dẫn đến thiệt hại hàng tỷ đô la và đặt nền móng cho cuộc đại suy thoái, khiến 23,000 người đã tự sát. Vào thời điểm đó, con số này là số vụ tự tử cao nhất từ trước đến nay trong 1 năm. Những thay đổi đột ngột và stress như những gì đã xảy ra tại sự kiện Phố Wall có thể xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Chúng nhanh chóng gây ra lo lắng và dễ dẫn đến trầm cảm khi cuộc sống thay đổi mạnh mẽ.

6. Lòng tự trọng thấp và hình ảnh bản thân tiêu cực

Lòng tự trọng thấp và hình ảnh bản thân tiêu cực có thể gây nên cảm giác lo lắng và trầm cảm. Những người có vấn đề về lòng tự trọng có xu hướng thực hiện các hành vi được coi là gây nguy cơ đến sức khỏe. Chẳng hạn như hút thuốc, lạm dụng rượu và chất kích thích, thường xuyên nói dối và khó ăn kiêng.

Nghiên cứu cho thấy có mối tương quan giữa hình ảnh tiêu cực về bản thân và hành vi tự sát (Yoo et al, 2015). Hình ảnh tiêu cực liên tục về bản thân có thể dẫn đến những kiểu suy nghĩ ám ảnh về ngoại hình, tiền bạc, danh tiếng, và các khía cạnh khác trong cuộc sống của bạn.

hình ảnh bản thân tiêu cực
Hình ảnh bản thân tiêu cực có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tinh thần. Ảnh: PsyCare

7. Cô lập hoặc bị từ chối – nguyên nhân tình trạng lo âu thường thấy

Con người tự nhiên là sinh vật xã hội, đòi hỏi tương tác xã hội để hoạt động. Chúng ta khao khát sự gần gũi và mong muốn có một người khác chăm sóc, yêu thương và hỗ trợ. Sự cô lập, tách biệt khỏi những người khác, từ chối hoặc bị người khác từ chối, là phản trực giác với các chức năng nhận thức xã hội bẩm sinh của não.

Kết quả là, não bộ áp dụng các quá trình suy nghĩ đối lập và hình thành các mạng lưới thần kinh làm rối loạn hóa học tự nhiên. Tóm lại, sự cô lập và bị từ chối có thể dẫn đến sự mất cân bằng hóa học thần kinh (Mushtaq et al, 2014). Chính điều đó có thể là nguyên nhân tình trạng lo âu ở hầu hết chúng ta.

8. Caffeine

Mặc dù bạn có thể dựa vào tách cà phê buổi sáng để thức dậy, nhưng nó có thể kích hoạt sự tiêu cực của bạn. Nó làm tăng sự tỉnh táo, chú ý và chức năng nhận thức, nhưng chỉ khi bạn uống một hoặc hai cốc. Các nghiên cứu cho thấy chúng ta có xu hướng lo âu nhạy cảm hơn với tác động của caffeine (Diogo R. Lara, 2010).

Caffeine có thể gây ra cảm giác lo lắng và nó cũng có thể khiến bạn cảm thấy lo âu và ủ rũ. Thêm vào đó, nó làm tăng nhịp tim, thân nhiệt và nhịp thở của bạn. Bạn không cần phải loại bỏ hoàn toàn nó khỏi chế độ ăn uống của mình, nhưng cắt giảm có thể tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống của bạn.

Caffeine không phải lúc nào cũng có hại cho bạn, nhưng bạn phải tiêu thụ nó một cách điều độ. Thêm vào đó, mỗi người có một mức độ chịu đựng khác nhau, vì vậy, việc chú ý đến giới hạn của bạn là điều cần thiết. Nó là một chất kích thích gây ra phản ứng chiến-đấu-hay-bỏ-chạy của bạn và có thể khiến bạn cảm thấy bồn chồn. Cơ thể bạn sẽ cảm thấy như đang ở trong một tình huống đáng sợ.

Một cách để cắt giảm là thay thế đồ uống có chứa caffein của bạn bằng một thứ khác. Nếu thích uống nóng, hãy chuyển sang trà không chứa caffein để thay thế. Hoặc, bạn có thể thử nước có hương vị nếu bạn uống caffein vì bạn cần nhiều hương vị hơn so với nước thông thường.

9. Kinh nghiệm sống trong quá khứ góp phần là nguyên nhân tình trạng lo âu gia tăng

Một số tình huống trong thời thơ ấu hoặc những thời điểm khác trong quá khứ có thể gây ra cảm giác bất an sau này trong cuộc sống của bạn (Bethell et al, 2022). Căng thẳng và sang chấn luôn ở bên bạn, ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình đã vượt qua được nó.

Những trải nghiệm này sẽ có tác động lâu dài đến sức khỏe tâm thần của bạn và có thể liên quan đến việc lạm dụng thể chất hoặc tình cảm, mất cha mẹ, bỏ bê, phân biệt chủng tộc. Ngoài ra, nếu cha mẹ bạn không đối xử tử tế hoặc bảo vệ bạn quá mức, điều đó có thể gây ra trầm cảm sau này.

10. Di truyền trong gia đình

Rối loạn tâm thần có khuynh hướng di truyền. Vì vậy, hãy chú ý xem liệu tình trạng rối loạn có xảy ra trong gia đình bạn hay không. Có cha mẹ hoặc người thân khác bị trầm cảm hoặc lo lắng không có nghĩa là bạn cũng có thể mắc phải, nhưng điều đó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

11. Vấn đề tài chính – nguyên nhân tình trạng lo âu hàng đầu

Lo lắng về tài chính có thể nhanh chóng gây ra cảm giác bất an. Cho dù bạn đang lo lắng về việc tiết kiệm tiền hay phải trả bớt nợ, bạn có thể trở nên quá tải. Thêm vào đó, những chi phí bất ngờ hoặc nỗi sợ hãi liên quan đến tiền bạc có thể gây ra tình trạng sức khỏe tâm thần.

Nếu bạn không thể vượt qua các vấn đề tài chính của mình, bạn có thể muốn gặp một cố vấn tài chính chuyên nghiệp. Một khi bạn kiểm soát được tài chính của mình, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn nhiều và ít cảm thấy lo lắng và trầm cảm hơn. Nếu bạn không thể gặp chuyên gia, hãy tìm cách để bạn có thể cắt giảm chi phí và tiết kiệm nhiều tiền hơn.

Tiền bạc mang lại cho con người cảm giác an toàn, vì vậy những vấn đề liên quan đến tài chính sẽ làm mất đi cảm giác an toàn của họ. Cho dù bạn lo lắng về công việc, tiền lương, thiếu kiến thức, nợ nần, so sánh giàu nghèo hay bất cứ điều gì khác, điều đó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn.

nguyên nhân tình trạng lo âu tiền bạc
Stress về tiền bạc là nguyên nhân tình trạng lo âu phổ biến trong cuộc sống. Ảnh: PsyCare

12. Stress kéo dài hoặc mãn tính

Mặc dù những vấn đề khó chịu hàng ngày như kẹt xe hoặc đi làm muộn có thể gây ra stress, nhưng nó không biến thành lo lắng và trầm cảm. Tuy nhiên, căng thẳng lâu dài có thể dẫn đến các vấn đề và các triệu chứng tồi tệ hơn. Thêm vào đó, căng thẳng có thể khiến bạn mất ngủ, bỏ bữa hoặc uống rượu và các hành vi bất lợi khác gây ra cảm giác lo lắng.

Nghiên cứu cho thấy, stress và lo âu, trầm cảm có mối tương quan thuận khá chặt với nhau (Tuyền và cộng sự, 2020). Căng thẳng là một phần bình thường của cuộc sống, nhưng căng thẳng quá mức có thể gây ra cảm giác lo lắng. Một số sự kiện có thể chồng chất và khiến bạn choáng ngợp bao gồm:

  • Stress trong công việc hoặc thay đổi đột ngột
  • Mang thai hoặc sinh nở
  • Cảm thấy bị sốc từ một sự kiện đau buồn
  • Lạm dụng thể chất, tình dục, bằng lời nói hoặc tình cảm
  • Thay đổi hoàn cảnh sống
  • Các vấn đề về mối quan hệ hoặc trong gia đình
  • Cái chết của một người thân yêu
  • Sống trong một ngôi nhà lộn xộn

Học cách đối phó với căng thẳng có thể giúp bạn vượt qua những khó khăn hiện tại và ngăn ngừa trầm cảm. Nếu không thể vượt qua nó, bạn có thể liên hệ với chuyên viên tham vấn tâm lý để giúp bạn nhận ra và xử lý những tác nhân gây căng thẳng.

13. Một số thuốc có thể là nguyên nhân tình trạng lo âu

Một số loại thuốc có thể gây ra cảm giác khó chịu hoặc trầm cảm. Nói chung, chúng làm cho bạn cảm thấy không khỏe, kích hoạt tâm trí và cơ thể của bạn theo những cách gây ra các triệu chứng lo lắng. Các vấn đề sức khỏe tâm thần xảy ra như một tác dụng phụ của một số thuốc như:

  • Một số thuốc điều trị bệnh tâm thần
  • Thuốc điều trị bệnh thể chất
  • Thuốc tránh thai
  • Thuốc ho và thuốc thông mũi không kê đơn
  • Thuốc giảm cân
  • Thuốc tuyến giáp
  • Thuốc điều trị ADHD
  • Thuốc trị chứng ngủ rũ

Nếu bất kỳ loại thuốc kê đơn nào khiến bạn cảm thấy khó chịu, hãy nói chuyện với bác sĩ về nó. Họ có thể giúp bạn tìm một lựa chọn khác không khiến bạn cảm thấy như vậy.

14. Thiếu ngủ cũng là nguyên nhân tình trạng lo âu và trầm cảm

Ngủ không đủ giấc có thể gây ra nhiều vấn đề, bao gồm cả tình trạng sức khỏe tâm thần. Nếu bạn thức khuya hàng ngày trong thời gian dài có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng ấy. Hãy tuân thủ một lịch trình ngủ thực tế và lành mạnh để đảm bảo bạn được nghỉ ngơi nhiều. Theo các chuyên gia, người lớn nên ngủ ít nhất 7 giờ mỗi ngày vì bất cứ điều gì ít hơn cũng có thể gây ra vấn đề về sức khỏe.

Thiếu ngủ có thể gây ra lo lắng không ngừng, nhưng cảm giác bồn chồn có thể gây khó ngủ. Nó biến thành một chu kỳ dường như không bao giờ kết thúc và tình trạng của bạn sẽ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Nếu gặp vấn đề về giấc ngủ, hãy tham khảo ngay những cách để ngủ nhanh và sâu để cải thiện.

thiếu ngủ gây khó chịu lo lắng
Thiếu ngủ có thể gây stress kéo dài và lo lắng. Ảnh: PsyCare

15. Đặc điểm tính cách lo âu

Một số yếu tố tính cách có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Chẳng hạn như, người cầu toàn có nhiều khả năng mắc chứng lo âu hoặc trầm cảm hơn những người khác. Tương tự như vậy, những người dễ bối rối hoặc rụt rè thường có xu hướng lo âu thường xuyên hơn. Thiếu lòng tự trọng và mong muốn kiểm soát mọi thứ cũng có thể dẫn đến cảm giác lo lắng.

Ngoài ra, những người thường xuyên có suy nghĩ tiêu cực cũng có nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần. Cảm giác khó chịu hoặc thất vọng, và nói những điều tiêu cực với bản thân có thể gây ra cảm giác bất an. Hãy cố gắng tránh sử dụng những từ ngữ và suy nghĩ tiêu cực, tập trung vào những điều tích cực trong cuộc sống của bạn để khắc phục nguyên nhân tình trạng lo âu này.

16. Chế độ ăn uống không lành mạnh

Thực phẩm và đồ uống bạn tiêu thụ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của bạn. Một số loại thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bạn, gây ra trầm cảm. Chẳng hạn, đường và caffeine là hai trong số những thực phẩm phổ biến nhất gây ra vấn đề sức khỏe tinh thần, nhưng chúng không phải là những thực phẩm duy nhất. Nghiên cứu cho thấy rằng carbohydrate cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần vì sự thay đổi nhanh chóng của mức đường huyết (Firth et al, 2020).

Tình trạng bỏ bữa cũng có thể gây ra cảm giác lo lắng vì nó làm cho lượng đường trong máu của bạn giảm xuống. Nó khiến bạn bồn chồn và làm cho cơ thể bạn tin rằng có điều gì đó không ổn. Ngược lại, các bữa ăn cân bằng cung cấp cho bạn năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết, giúp bạn cảm thấy thoải mái về tinh thần và thể chất.

17. Xung đột

Tranh luận và bất đồng là những xung đột kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng sức khỏe tâm thần. Các vấn đề trong mối quan hệ có thể gây trở ngại cho mọi lĩnh vực trong cuộc sống khi chúng ảnh hưởng đến suy nghĩ của bạn. Hãy học các chiến lược giải quyết xung đột để có thể tạo ra sự khác biệt hoặc bạn có thể nói chuyện với chuyên gia để biết các mẹo về cách vượt qua.

18. Lo lắng cho người thân cũng là nguyên nhân tình trạng lo âu và bất an

Sự bất an và trầm cảm của bạn không chỉ xuất phát từ những lo lắng cho bản thân. Nhiều khi, cảm giác ấy xuất phát từ việc lo lắng cho người mình yêu. Bạn có thể lo lắng về điều gì đó xảy ra với họ hoặc bạn không biết sẽ đối phó như thế nào nếu điều gì đó xảy ra.

Nghiên cứu cho thấy rằng những người chăm sóc thường cảm thấy lo lắng vì họ thường xuyên lo lắng cho người mà họ chăm sóc. Ngay cả khi không có gì rõ ràng để lo lắng, nhiều người vẫn có những suy nghĩ choáng ngợp về một điều gì đó nghiêm trọng sẽ xảy ra.

Lo lắng và trầm cảm cũng có thể xảy ra do nỗi sợ hãi bị chia cắt khỏi một người thân yêu. Đây là nguyên nhân tình trạng lo âu có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn, mặc dù nhiều người nghĩ rằng trẻ em là những người duy nhất bị bỏ rơi. Người lớn đôi khi cũng lo sợ về điều gì đó tồi tệ sẽ xảy ra có thể khiến họ rời xa con cái của mình.

19. Nói trước đám đông hoặc sự kiện

Một số người lo lắng nhiều khi sắp phải nói chuyện trước những người khác. Ngay cả những điều đơn giản như nói chuyện với sếp của bạn cũng có thể đủ để gây ra vấn đề cho bạn. Thậm chí, đôi khi, việc nói trước đám đông có thể khiến bạn suy nhược. Đây là nguyên nhân tình trạng lo âu xã hội phổ biến.

nguyên nhân tình trạng lo âu trước đám đông
Nói chuyện trước đám đông là nguyên nhân tình trạng lo âu xã hội thường gặp. Ảnh: PsyCare

Bạn có thể tìm cách để trở nên thoải mái hơn khi nói trước đám đông hoặc trong các sự kiện với sự giúp đỡ của nhà trị liệu. Một trong những cách đối phó hiệu quả là hãy tiếp xúc thật nhiều với những người truyền cho bạn năng lượng tích cực, để tăng cường sự tự tin của bạn và giúp bạn tìm thấy sự thoải mái trong tình huống.

Các sự kiện công cộng có thể phức tạp đối với một số người và việc bị vây quanh bởi những người lạ không phải là thời điểm thích hợp. Trong nhiều tình huống, đây có thể là nguyên nhân tình trạng lo âu xã hội tăng cao. Trong những sự kiện này, hãy cố gắng mang theo người mà bạn cảm thấy thoải mái làm bạn đồng hành để giảm bớt cuộc đấu tranh nội tâm của mình.

20. Những thay đổi trong não bộ là nguyên nhân tình trạng lo âu

Trầm cảm có thể xảy ra do sự mất cân bằng hóa học, nhưng nhiều thay đổi khác cũng có thể gây ra chứng trầm cảm. Di truyền, các tác nhân gây căng thẳng trong cuộc sống, các chất và tình trạng sức khỏe đều có thể ảnh hưởng đến não của bạn và cách nó điều chỉnh cảm giác và tâm trạng. Có một điều may mắn là, bạn có thể kích thích sự phát triển của tế bào thần kinh để giúp kiểm soát tâm trạng của bạn, giúp bạn vượt qua những lo lắng về sức khỏe tâm thần.

Không phải lúc nào chúng ta cũng dễ dàng xác định được nguyên nhân tình trạng lo âu và trầm cảm, nhưng bạn có thể thử. Việc xác định nguyên nhân có thể giúp bạn khắc phục các vấn đề gây lo lắng không ngừng và tiến lên phía trước. Bạn xứng đáng có được hạnh phúc, và việc tìm kiếm nó là tùy thuộc vào bạn. Hãy tìm kiếm hỗ trợ tâm lý và làm những gì mình có thể để cảm thấy tốt hơn, và sống một cuộc sống trọn vẹn, bạn nhé!

Ernie Nguyễn
Ernie Nguyễn
Bài viết: 46