Ý nghĩa màu tím tượng trưng cho điều gì trong Tâm lý học?

Ý nghĩa màu tím trong Tâm lý học màu sắc là gì? Màu tím đem lại cảm xúc gì cho bạn? Màu tím là sự kết hợp của 2 màu cơ bản là xanh lam và đỏ. Màu tím thường gợi lên những liên tưởng về văn hóa. Vậy, cụ thể thì màu tím đại diện cho điều gì? Hãy khám phá ý nghĩa của màu tím qua bài viết sau đây.

1. Ý nghĩa màu tím tượng trưng cho điều gì trong Tâm lý học?

Màu tím gắn liền với nhiều ý nghĩa trong Tâm lý học. Trong đó, bao gồm cả trí tuệ, sự sáng tạo, hoàng gia, quyền lực, tham vọng và sự sang trọng. Ngoài ra, ý nghĩa màu tím đôi khi còn đại diện cho sự cổ điển, truyền thống, phép thuật, hòa bình, niềm tự hào, sự quý phái và sang trọng, sự độc lập.

1.1. Màu tím và mối liên hệ với cảm xúc, sự huyền bí trong Tâm lý học

Cũng như các màu sắc khác, màu tím là một chủ đề phổ biến khi đề cập đến tâm lý học màu sắc ảnh hưởng đến người dùng như thế nào. Theo đó, màu sắc có thể tác động mạnh mẽ đến tâm trạng và thậm chí cả hành vi.

Theo liệu pháp màu sắc, mỗi màu được cho là có tác dụng riêng, nhưng cảm giác mà mỗi màu tạo ra có thể khác nhau tùy theo kinh nghiệm và văn hóa của mỗi người. Như vậy, màu tím có thể dẫn đến những cảm giác, cảm xúc và sự liên tưởng khác nhau. Nhiều người thường mô tả màu này đại diện cho sự huyền bí, tâm linh và giàu trí tưởng tượng. Màu tím cũng có xu hướng ít khi xuất hiện trong tự nhiên, vì vậy, nó được xem là khá hiếm và hấp dẫn.

màu tím đại diện sự sáng tạo
Màu tím đôi khi là đại diện cho sự sáng tạo và trí tưởng tượng. Ảnh: PsyCare

1.2. Ý nghĩa màu tím và mối liên hệ với sự dũng cảm

Tại Mỹ, Purple Heart là một trong những danh hiệu cao quý nhất dành tặng cho người dũng cảm khi thực hiện nghĩa vụ quân sự. Giải thưởng này ban đầu được gọi là Huy hiệu Quân công (Badge of Military Merit), được tạo ra vào năm 1782 bởi George Washington để trao cho những người lính có hành động đáng khen ngợi. Từ đó, màu tím tượng trưng cho sự dũng cảm và gan dạ.

1.3. Mối liên hệ giữa ý nghĩa màu tím với tính cách con người

Mặc dù không có ý nghĩa khoa học, nhưng những người thích màu tím có thể mang xu hướng có cảm xúc tích cực về một số mối liên hệ chính của màu sắc. Vì vậy, nếu màu tím là màu yêu thích của bạn, nó có thể biểu thị rằng bạn có một khía cạnh nghệ thuật, chu đáo và trực quan. Bạn cũng có thể thích suy nghĩ về các vấn đề tâm linh và ý nghĩa của cuộc sống. Tất nhiên, nó cũng có thể chỉ là màu sắc yêu thích của bạn do sự kết hợp và trải nghiệm cá nhân, độc đáo của bạn.

2. Ý nghĩa của màu tím nhạt trong phong thủy và tâm linh

Màu tím cũng tượng trưng cho trí tuệ và tâm linh. Dường như chính tính chất hiếm có và bí ẩn này khiến nó được kết nối với những điều bí ẩn (chưa được giải đáp), siêu nhiên và thần thánh.

Các sắc thái khác nhau của màu tím có ý nghĩa tâm linh khác nhau. Ví dụ: màu tím nhạt có liên quan đến năng lượng nhẹ nhàng, lãng mạn; trong khi đó, các sắc tím đậm hơn có thể đại diện cho nỗi buồn và sự thất vọng. Ở một số nước châu Âu, màu tím thường được thấy trong tang lễ.

Vậy, màu tím có ý nghĩa gì về mặt tâm linh? Câu trả lời có vẻ khác nhau dựa trên giới tính. Những người phụ nữ nào thích màu tím thường được cho là không ngừng phát triển về mặt tinh thần. Họ tìm kiếm sự hòa hợp, hòa bình, bảo vệ và hỗ trợ. Còn những người đàn ông thích màu tím có xu hướng thể hiện mặt tinh thần nhiều hơn. Họ sống theo ý mình, đôi khi đến mức tỏ ra phù phiếm hoặc kiêu ngạo (London Image Institue, Why is it Important to Understand Color Psychology?, 2020).

3. Ý nghĩa của màu tím trong lịch sử

Bởi vì màu tím thường gắn liền với hoàng gia, nên mọi người thường coi nó như một màu sắc rất vương giả. Ý nghĩa này xuất phát từ thực tế là thuốc nhuộm màu tím được sử dụng trong thời cổ đại rất hiếm và cực kì đắt đỏ.

Các nguyên liệu cần thiết để tạo ra một loại thuốc nhuộm có màu này khó kiếm hơn nhiều, bởi vì màu tím không phổ biến trong tự nhiên. Vì vậy, chỉ có giới thượng lưu mới được sử dụng thuốc nhuộm màu tím. Điều này vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

ý nghĩa màu tím với hoàng gia
Ý nghĩa màu tím cũng gắn liền với sự xa hoa, vương giả của hoàng gia. Ảnh: PsyCare

Vào khoảng năm 1200 TCN, thành phố Tyre (dọc theo bờ biển Phoenicia cổ đại) bắt đầu sản xuất thuốc nhuộm màu tím bằng cách nghiền nát vỏ của một con ốc biển nhỏ (Colin Schultz, “In Ancient Rome, Purple Dye Was Made from Snails“, 2013). Thành quả cuối cùng là màu tím Tyrian, nó dần trở nên nổi tiếng đến mức đã được đề cập trong sử thi “Iliad“ của Homer và “Aeneid“ của Virgil. Alexander Đại đế và các vị vua của Ai Cập cũng mặc quần áo có màu tím Tyrian nổi tiếng.

Mối liên hệ giữa ý nghĩa màu tím với hoàng gia không chỉ giới hạn ở thời cổ đại. Màu tím là màu được lựa chọn cho áo choàng màu tím của Nữ hoàng Alizabeth II mặc trên đường trở về Cung điện Buckingham sau khi đăng quang năm 1953.

Trong cộng đồng LGBTQ+, màu tím của lá cờ tự hào thể hiện danh tính phi nhị phân. Trong cờ lưỡng tính, màu đỏ và xanh lam chồng lên nhau tạo thành màu tím, đại diện cho lưỡng tính.

4. Ý nghĩa màu tím đại diện cho biểu tượng gì?

Dưới đây là một số biểu tượng có liên hệ với nhiều tầng ý nghĩa màu tím, bao gồm:

  • Sự sáng tạo
  • Tình cảm
  • Giác ngộ
  • Nữ tính
  • Trí tưởng tượng
  • Nguồn cảm hứng
  • Huyền bí
  • Sự hiếm có
  • Sự vương giả
  • Tâm linh

Màu tím xuất hiện ở đâu trong tự nhiên? Trong một số trái cây có màu tím như nho và cà tím. Một số cây cũng ra hoa màu tím, như hoa sim, hoa oải hương, tử đinh hương, rau muống, hoa tử đằng, và cây thông với các sắc độ tím từ nhạt đến đậm.

5. Ý nghĩa màu tím về mặt sinh học

Khi thảo luận về ý nghĩa màu sắc, điều quan trọng là phải nhận ra vai trò của các yếu tố sinh học khác nhau trong việc nhận thức nó. Một số yếu tố ảnh hưởng đến cách bộ não cảm nhận màu tím. Chẳng hạn như tầm nhìn, ánh sáng, và cách giải thích của một người về màu sắc đại diện.

Các yếu tố bổ sung có thể góp phần vào cách một người cảm nhận về một màu sắc nào đó, chẳng hạn như mức độ bão hòa hoặc độ tinh khiết của nó, độ sáng hay mờ của màu sắc đó. Tất cả những yếu tố này đóng vai trò như tần số, bước sóng và năng lượng liên quan đến màu sắc. Điều này cũng thay đổi về cách mà đôi mắt, mà sau đó là não bộ, nhận thức được màu sắc đó.

6. Màu tím là duy nhất và kỳ lạ

Vì màu tím không thường xuất hiện trong tự nhiên, nên đôi khi nó có thể xuất hiện kỳ lạ hoặc nhân tạo. Vì lý do này, nó có xu hướng là một màu khá phân cực. Nghãi là, chúng ta có xu hướng thực sự yêu màu tím, hoặc rất ghét nó (Eva Heller, 2009).

Trong văn hóa người Việt Nam, chiếc áo dài truyền thống gắn với ý nghĩa màu tím mang sắc thái sang trọng, duyên dáng, thướt tha và khiêm tốn. Với phụ nữ Việt Nam, nhất là phụ nữ Huế, màu tím được xem như là màu sắc của người trang nhã, không vui nhưng cũng không buồn bã, u ám. Màu sắc này nhẹ nhàng, nhã nhặn, còn đại diện cho tấm lòng son sắt của người con gái.

áo dài Việt Nam màu tím
Màu tím đem lại vẻ đẹp trang nhã, nhẹ nhàng, thướt tha cho tà áo dài truyền thống của phụ nữ Việt Nam. Ảnh: PsyCare

Trong văn viết, cụm từ “văn xuôi màu tím” đôi khi được sử dụng để mô tả lối viết cực kì giàu trí tưởng tượng, hoặc thậm chí dễ cường điệu hóa.

Nhìn bằng mắt thường, màu tím là một trong những màu khó phân biệt nhất. Nó cũng có bước sóng điện từ mạnh nhất, chỉ bằng một vài bước sóng so với tia X và tia gamma (NASA Science, “Visible Light”, 2010). Vậy nên, nó thường được sử dụng trong các ảo ảnh thị giác như ảo ảnh hoa cà độc dược.

Mỗi người có thể có phản ứng khác nhau với màu tím, nhưng hầu hết chúng ta đều cảm thấy rằng màu sắc này gắn liền với sự vương giả, xa hoa nhưng bí ẩn. Vậy còn với bạn, ý nghĩa màu tím đại diện cho điều gì? Bạn có liên kết màu tím với những phẩm chất hoặc tình huống nhất định nào đó không? Hãy thử khám phá và chia sẻ của PsyCare.com.vn nhé!

Thạc sĩ Nguyễn Thị Bích Tuyền có hơn 15 năm kinh nghiệm trong đánh giá tâm lý và thực hành tham vấn - trị liệu tâm lý. Cô hiện đang công tác tại Khoa Tâm lý lâm sàng, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2. Thạc sĩ Bích Tuyền là tác giả và đồng tác giả của nhiều bài báo khoa học đăng Tạp chí Khoa học chuyên ngành trong và ngoài nước.

Bài viết cùng chủ đề

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *