Hội chứng FOMO là gì: 5 cách vượt qua nỗi sợ bị bỏ lỡ

Hội chứng FOMO là gì? Biểu hiện FOMO có nguồn gốc từ đâu? Hội chứng này có ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của chúng ta thế nào? Làm cách nào để đối phó và vượt qua nỗi sợ bị bỏ lỡ hoặc lãng quên? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải tỏa những băn khoăn này.

1. Hội chứng FOMO là gì?

1.1. FOMO là viết tắt của từ gì?

Nếu đang thắc mắc tên tiếng Anh của hội chứng FOMO là gì, thì “Fear of missing out” là cụm từ bạn đang tìm kiếm. FOMO là viết tắt của từ “Fear of missing out”, đề cập đển cảm giác hoặc nhận thức rằng những người khác đang có nhiều niềm vui hơn, sống cuộc sống tốt hơn hoặc có nhiều trải nghiệm tốt đẹp hơn bạn.

Hiểu một cách đơn giản, “Fear of missing out” là một nỗi sợ, nỗi bất an liên quan đến cảm giác ghen tị sâu sắc và có ảnh hưởng đến lòng tự trọng. Hội chứng này có khả năng trầm trọng hơn dưới ảnh hưởng của các nền tảng mạng xã hội như Instagram hay Facebook.

Một ví dụ phổ biến của hội chứng FOMO là bạn lo lắng rằng mình có thể đã bỏ lỡ các sự kiện thú vị mà bạn bè đang tham dự và chia sẻ trên mạng xã hội. Điều này có thể khiến bạn không ngừng so sánh bản thân với người khác với nỗi bất an ngự trị. Hoặc trong nhiều tình huống khác, bạn có thể lo lắng rằng khi chọn công việc này sẽ khiến bạn bỏ lỡ những công việc thay thế khác tốt hơn. Điều này khiến bạn trì hoãn việc đưa ra quyết định cuối cùng.

1.2. Biểu hiện của hội chứng FOMO là gì?

FOMO đề cập đến tình huống bạn đang so sánh cuộc sống bình thường của mình với những điểm nổi bật trong cuộc sống của người khác. Do đó, cảm giác “bình thường” của bạn trở nên bị bóp méo. Điều này dường như khiến bạn cảm thấy mình làm việc kém hơn so với bạn bè đồng lứa. Bạn cũng có thể cảm thấy lo lắng về việc những người bạn đang tận hưởng các sự kiện, thời gian vui vẻ mà không có bạn.

biểu hiện hội chứng sợ bỏ lỡ FOMO
Không ngừng so sánh bản thân với người khác trên mạng xã hội là biểu hiện phổ biến của hội chứng sợ bỏ lỡ FOMO. Ảnh: PsyCare

Đây là một hiện tượng thực tế đang ngày càng trở nên phổ biến và có thể gây nên những khó khăn nhất định trong cuộc sống của bạn. Nó có thể ảnh hưởng đến bất kì ai. Do đó, bạn cần nhận biết biểu hiện của hội chứng FOMO là gì và quản lý để nó không ảnh hưởng tiêu cực đến cảm nhận hạnh phúc, cũng như chất lượng cuộc sống của bạn.

1.3. Lịch sử của thuật ngữ Fear of missing out (FOMO)

Các mô tả về hội chứng này đã tồn tại hàng thế kỷ trước đó. Bạn có thể tìm thấy bằng chứng về FOMO trong các văn bản cổ. Fear of missing out (FOMO), hay nỗi sợ bỏ lỡ, là thuật ngữ được đặt tên bởi Tiến sĩ Dan Herman, một nhà chiến lược tiếp thị, trong một bài báo nghiên cứu năm 1996 (Herman1 D., 1996). Thuật ngữ này được đưa vào Từ điển Oxford vào năm 2013.

Tuy nhiên, kể từ khi các phương tiện truyền thông ra đời, FOMO đã trở nên rõ ràng hơn và được nghiên cứu nhiều hơn. Các phương tiện truyền thông xã hội tạo ra một nền tảng để khoe khoang – đó là nơi mà mọi thứ, sự kiện, và thậm chí đến cả sự hạnh phúc đôi khi dường như cũng đang bị cạnh tranh. Mọi người đang so sánh những trải nghiệm đẹp nhất, hoàn hảo như bức tranh của mình, điều này có thể khiến bạn tự hỏi cuộc sống của mình đang thiếu điều gì.

Lấy cảm hứng từ FOMO, một số khái niệm liên quan khác cũng đã xuất hiện. Bao gồm:

  • FOBO – Fear of Better Options (sự lựa chọn tốt hơn): Đề cập đến nỗi lo sợ rằng bạn đang bỏ lỡ các lựa chọn thay thế tiềm năng tốt hơn.
  • MOMO – Mystery of Missing Out (bí ẩn của việc bỏ lỡ): Đề cập đến nỗi lo sợ rằng bạn đang bỏ lỡ nhưng không có bất kì manh mối nào về những gì mình đang bỏ lỡ.
  • ROMO – Reality of Missing Out (thực tế của việc bỏ lỡ): Đề cập đến việc bạn biết và hiểu rằng mình không bỏ lỡ bất cứ điều gì.
  • FOJI – Fear of Joining In (Sợ tham gia nhưng không được chào đón): Đề cập đến nỗi sợ hãi khi chia sẻ mọi thứ trên mạng xã hội nhưng không nhận được bất kì phản hồi nào.
  • JOMO – Joy of Missing Out (Sợ bỏ lỡ niềm vui): Đây là thuật ngữ trái ngược với hội chứng FOMO. Nó đề cập đến cảm giác tích cực khi bỏ lỡ hoặc ngắt kết nối với mạng xã hội.

2. Nghiên cứu khoa học về tác động của FOMO (nỗi sợ bị bỏ lỡ): Tổng quan về Fear of missing out

Ngày càng có nhiều nghiên cứu hơn về Fear of missing out, giúp chúng ta có một bức tranh rõ ràng hơn về biểu hiện của hội chứng FOMO là gì và nó ảnh hưởng thế nào để cuộc sống, cũng như sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, bức tranh ấy không đẹp, bởi vì có nhiều tác động tiêu cực của FOMO. Và, những tác động này phổ biến trong thực tế hơn chúng ta nghĩ.

2.1. Hội chứng FOMO và mối tương quan với các trang web mạng xã hội

Không có gì ngạc nhiên khi trên thực tế, số thanh thiếu niên sử dụng các trang mạng xã hội chiếm tỷ lệ cao, và kết quả là có thể mắc hội chứng FOMO. Trong nhiều trường hợp, FOMO hoạt động như một cơ chế kích hoạt việc sử dụng mạng xã hội cao hơn.

Vậy nguyên nhân chính gây nên hội chứng FOMO là gì? Việc sử dụng smartphone có liên quan đến nỗi sợ hãi về những đánh giá tiêu cực và thậm chí tích cực của người khác, cũng như liên quan đến những tác động tiêu cực đến tâm trạng.

mối liên hệ giữa fomo fear of missing out với mạng xã hội
Việc sử dụng mạng xã hội có thể góp phần làm gia tăng cảm giác về FOMO. Ảnh: PsyCare

2.2. Mối liên hệ giữa tuổi và giới tính với hội chứng FOMO là gì?

Hội chứng FOMO có thể xảy ra ở bất cứ ai bất kể giới tính hay độ tuổi nào. Nghiên cứu của Wolniewicz và cộng sự (2018) cho thấy, nỗi sợ bị bỏ lỡ có liên quan đến hành vi sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) và mạng xã hội nhiều hơn, nhưng không liên quan đến tuổi tác hay giới tính (Wolniewicz et al, 2018).

Xét về khía cạnh ảnh hưởng, thanh thiếu niên và thanh niên có thể đặc biệt dễ bị tác động bởi hội chứng FOMO. Việc nhìn thấy bạn bè và những người khác đăng bài trên mạng xã hội có thể dẫn đến sự so sánh và nỗi bất an tột độ khi bỏ ỡ những điều tốt đẹp mà đồng nghiệp của mình đang trải qua.

2.3. Mối liên hệ giữa sức khỏe tâm thần và hội chứng FOMO là gì?

Nghiên cứu cho thấy, ở một số thanh thiếu niên, hội chứng FOMO có thể góp phần gây nên một số vấn đề về sức khỏe tinh thần như:

FOMO còn có thể góp phần tạo ra áp lực đồng lứa (peer pressure), có thể khiến trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên xuất hiện một số hành vi nguy cơ. Bởi vì ở độ tuổi này, bộ não của trẻ vẫn đang phát triển nên có thể bộc phát những hành động như vậy mà không tính đến hậu quả lâu dài.

2.4. Mối tương quan giữa hội chứng Fear of missing out và đánh giá mức độ hài lòng trong cuộc sống

Một bài báo khoa học đăng trên Tạp chí Computers and Human Behavior cho thấy có một số xu hướng liên quan đến FOMO. Theo đó, nỗi sợ bị bỏ lỡ được phát hiện có liên quan đến cảm nhận đáp ứng nhu cầu của một người và cảm giác hài lòng trong cuộc sống nói chung đều ở mức thấp (Przybylski et al, 2013).

Ngoài việc gia tăng cảm giác không vui, nỗi sợ hãi bị bỏ lỡ có thể dẫn đến sự xuất hiện nhiều hơn các hành vi không lành mạnh. Chẳng hạn như việc lái xe mất tập trung – trong một số trường hợp có thể gây tai nạn nguy hiểm.

Nghiên cứu còn cho thấy nỗi sợ bỏ lỡ có thể xuất phát từ sự bất hạnh và không hài lòng với cuộc sống và những cảm giác này có thể thúc đẩy chúng ta sử dụng mạng xã hội nhiều hơn (Przybylski et al, 2013). Ngược lại, sự tương tác nhiều hơn với mạng xã hội có thể khiến chúng ta cảm thấy tồi tệ hơn về bản thân và cuộc sống của mình chứ không phải tốt hơn.

3. Những cách vượt qua hội chứng FOMO là gì? mẹo vượt qua nỗi sợ bị bỏ lỡ

Khi hiểu được vấn đề nằm ở đâu, bạn đã có được bước đi đầu tiên tuyệt vời để vượt qua cảm giác về FOMO. Vậy, cách tốt nhất để khắc phục hội chứng FOMO là gì – những mẹo dưới đây có thể giúp ích cho bạn.

3.1. Thay đổi trọng tâm của bạn

Thay vì tập trung vào những điều bạn thiếu, hãy thử để ý những gì bạn có. Điều này nói thì dễ hơn làm, nhất là trên mạng xã hội – nơi chúng ta có thể bị “ném bom“ bởi những hình ảnh về những thứ chúng ta không có hoặc không làm được. Vậy nên, hãy bổ sung thêm vào cuộc sống của mình những người có nguồn năng lượng tích cực hơn, đồng thời, che giấu đi những người có xu hướng khoe khoang quá nhiều hoặc những người không ủng hộ bạn.

3.2. “Detox kỹ thuật số“ khắc phục hội chứng FOMO là gì?

Hãy giảm mức sử dụng mạng xã hội, hoặc thậm chí thực hiện “giải độc kỹ thuật số“ (digital detox) – nghĩa là tạm dừng các thiết bị kỹ thuật số. Điều này có thể giúp bạn tập trung hơn vào cuộc sống của mình mà không so sánh liên tục bản thân với người khác.

Nếu không thể “cai nghiện kỹ thuật số“ hoàn toàn, hãy thử cân nhắc hạn chế sử dụng một số ứng dụng, phần mềm mạng xã hội khiến bạn cảm thấy như thể mình đang bỏ lỡ điều gì đó. Hãy thử tạm thời xóa các ứng dụng, đặt giới hạn thời gian sử dụng hàng ngày, hoặc cố gắng loại bỏ những người khiến bạn cảm thấy tồi tệ về bản thân hoặc cuộc sống của mình.

detox kỹ thuật số vượt qua hội chứng fomo
Giải độc kỹ thuật số (digital detox) có thể giúp bạn vượt qua hội chứng FOMO hiệu quả. Ảnh: PsyCare

3.3. Thực hành viết nhật ký

Viết nhật ký có thể giúp bạn chuyển hướng tập trung từ sự tán thành của cộng đồng sang sự đánh giá riêng tư về những điều làm cho cuộc sống của bạn trở nên tuyệt vời hơn. Sự thay đổi này đôi khi có thể giúp bạn thoát ra khỏi vòng xoáy của mạng xã hội và FOMO.

3.4. Tìm kiếm các kết nối thực sự

Khi cảm thấy trống rỗng, chán nản hoặc lo lắng, bạn có thể nhận thấy mình có xu hướng tìm kiếm một kết nối lớn hơn. Điều này là rất tốt cho cả sức khỏe và cuộc sống của bạn. Cảm giác cô đơn hoặc bị loại trừ thực sự là cách não bộ nói với chúng ta rằng chúng ta muốn tìm kiếm những kết nối thân thuộc và có ý nghĩa hơn với người khác. Và, các tương tác trên mạng xã hội không phải lúc nào cũng giúp bạn đạt được điều này.

Vậy, thay vì cố gắng kết bạn với nhiều người hơn trên mạng xã hội, sao bạn không sắp xếp để gặp trực tiếp một ai đó? Hãy lên kế hoạch đi chơi với một người bạn tốt, một người thân mà bạn tin tưởng, tạo một nhóm đi chơi hoặc bất cứ điều gì có tương tác xã hội trực tiếp để tạo nên một sự thay đổi tốt về nhịp độ. Điều này có thể giúp bạn xóa bỏ cảm giác rằng mình đang bỏ lỡ. Nó đặt bạn vào vị trí trung tâm của hành động.

3.5. Hãy tập trung vào lòng biết ơn

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tham gia vào các hoạt động nâng cao lòng biết ơn (như viết nhật ký biết ơn, hoặc nói câu biết ơn với người khác) có thể giúp nâng cao tinh thần của bạn, cũng như của mọi người xung quanh (Cunha et al, 2019).

Điều này một phần là do bạn sẽ khó cảm thấy thiếu những thứ bạn cần trong cuộc sống khi đang tập trung vào nguồn năng lượng dồi dào mà mình đang có. Hơn nữa, việc làm cho người khác cảm thấy tốt hơn cũng sẽ làm cho chúng ta cảm thấy thoải mái hơn.

Bạn sẽ bắt đầu cảm thấy rằng mình có những gì bản thân cần trong cuộc sống, và những người khác cũng vậy. Bạn bắt đầu trân trọng cuộc sống hơn. Đây cũng là cách giúp bạn giảm bớt các cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống.

Tóm lại, nếu nhận thấy bản thân đang trải qua nỗi sợ hãi bị bỏ lỡ, hãy liên hệ ngay với một người bạn hoặc người thân đáng tin cậy, hoặc dành thời gian suy ngẫm về những điều bạn biết ơn trong cuộc sống. Nếu chưa thể vượt qua hội chứng FOMO, hãy tìm đến sự trợ giúp từ nhà tâm lý trị liệu để có thêm nhiều góc nhìn khác về vấn đề và khắc phục nó một cách hiệu quả hơn.

Mặc dù FOMO có mối tương quan chặt chẽ với hành vi sử dụng mạng xã hội, nhưng cần nhớ rằng, đây là một cảm giác mang tính thực tế và phổ biến ở mọi người, mọi lứa tuổi. Mỗi người đều cảm thấy một mức độ FOMO nhất định vào những thời điểm khác nhau trong cuộc sống của mình. Do đó, bạn cần nhận biết dấu hiệu hội chứng FOMO là gì và những cách khắc phục đã gợi ý trên đây để cân bằng cuộc sống, tránh những nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe nói chung.

Bài viết cùng chủ đề

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *