Tâm lý học màu sắc ảnh hưởng đến người dùng thế nào?

Tâm lý học màu sắc ảnh hưởng đến người dùng như thế nào là một phạm trù khá nổi bật và thú vị của tâm lý học nói chung. Với những ngành nghề liên quan đến việc quảng bá hình ảnh, gắn liền với “mắt nhìn”, “gu” thẩm mỹ của người tiêu dùng, thì việc nắm rõ bản chất, sắc thái của mỗi màu sắc khác nhau và sắp đặt hợp lý để nó trở thành một “vũ khí” chiếm trọn trái tim của khách hàng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

1. Ứng dụng của Tâm lý học màu sắc trong học tập

Tâm lý học màu sắc ảnh hưởng đến người dùng như thế nào được thể hiện rõ nhất trong lĩnh vực học tập. Trong học tập, màu sắc thường được sử dụng như một “món đồ chơi” kích thích trẻ hoạt động và làm việc có hiệu quả hơn.

1.1. Màu đỏ

Màu đỏ thường được bắt gặp ở những biển báo nguy hiểm, những thông tin lưu ý quan trọng,…Bởi lẽ màu đỏ mang lại cho người xem sự chú ý, có thể khiến họ ngay lập tức để mắt đến đối tượng. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng màu đỏ giúp người học ghi nhớ thông tin và số liệu tốt hơn.

Nếu muốn những đứa trẻ hào hứng hơn khi học tập, hãy dùng mực đỏ để viết hoặc in tài liệu trên giấy đỏ. Nếu muốn những đứa trẻ ghi nhớ kiến thức chúng đã học và không quên làm bài tập về nhà, hãy dùng mực đỏ để viết sổ báo bài và in đề cương bằng giấy màu đỏ,… Màu đỏ khiến người ta “khó quên”, nên các giáo viên cần hạn chế viết các lỗi sai của học sinh bằng mực đỏ. Bởi vì khi viết bằng mực đỏ, chúng sẽ khó mà quên được lỗi sai của mình, ám ảnh về nó và thậm chí còn sai nhiều hơn.

1.2. Màu xanh nước biển

Màu xanh nước biển mang sắc thái dịu mát. Đây là màu sắc có khả năng thúc đẩy, khơi nguồn sự sáng tạo và có tác dụng giảm nhẹ sự căng thẳng trong học tập, đem lại cảm xúc bình yên. Khi ứng dụng tâm lý học màu sắc trong học tập, màu xanh nước biển thường được các nhà giáo dục sử dụng trong các vấn đề khó, bài toán hóc búa,… cần học sinh tư duy nhiều. Bởi vì màu xanh sẽ giúp không khí lớp học “dễ thở” hơn.

tâm lý học màu sắc trong học tập
Ứng dụng một số màu sắc đem lại ảnh hưởng tích cực trong học tập. Ảnh: PsyCare

1.3. Màu vàng

Ảnh hưởng của màu vàng đến người dùng cũng là phạm trù nghiên cứu của tâm lý học màu sắc. Trong học tập, màu vàng được dùng để highlight các kiến thức quan trọng, làm nổi bật các từ khóa,… Từ đó, giúp học sinh chú ý đến đối tượng dễ dàng hơn khi ôn tập.

1.4. Màu đen

Màu đen luôn là màu đem lại cảm giác tiêu cực trong các nghiên cứu về tâm lý học màu sắc ảnh hưởng đến người dùng. Việc sử dụng quá nhiều màu đen trong các lớp học có thể khiến căn phòng trở nên tối tăm lạnh lẽo, và giảm thiểu khả năng tập trung và học tập của học sinh. Nếu muốn dùng màu đen trong lớp học, hãy kết hợp nó với những màu sắc tươi sáng khác.

2. Tâm lý học màu sắc ảnh hưởng đến người dùng trong marketing như thế nào?

Màu sắc đóng một vai trò quan trọng đối với trải nghiệm của người dùng. Hiều về tâm lý học màu sắc ảnh hưởng đến người dùng như thế nào để từ đó lựa chọn màu sắc phù hợp cho thương hiệu logo và sản phẩm là vô cùng cần thiết. Bởi vì đó là một cách marketing thông minh, giúp định hình được giá trị thương hiệu và đem hình ảnh của sản phẩm nổi bật hơn trong mắt người dùng.

2.1. Màu trắng và đen

Đây là một cặp đôi ” hoàn hảo” theo đúng nghĩa đen. Màu đen và trắng kết hợp cùng nhau mang lại cảm giác trẻ trung, hiện đại, pha lẫn sự bí ẩn, quý phái, tối giản. Sắc thái mà màu đen – trắng mang lại cho người dùng là sự quyến rũ, cảm giác quyền lực, đáng tin cậy. Đây là cặp màu “con cưng” của nhiều thương hiệu thời trang cao cấp, xa xỉ trên khắp thế giới như Channel (Pháp), MontBlanc (Đức), BVLGari (Ý),…

logo thương hiệu màu trắng và đen
Một số thương hiệu sử dụng màu đen – trắng kết hợp trong logo của mình để tạo phong cách quý phái. Ảnh: PsyCare

2.2. Màu đỏ

Đây là gam màu mang lại cảm giác trẻ trung, nhiệt huyết và đầy đam mê, cháy bỏng. Các nghiên cứu về tâm lý học màu sắc ảnh hưởng đến người dùng còn chứng minh màu đỏ làm tăng nhịp tim và huyết áp của con người, làm trỗi dậy ở người dùng cảm xúc mãnh liệt, kích thích nhu cầu của họ.

Chính vì thế, những “ông hoàng” của thương hiệu đồ ăn nhanh trên thế giới đã sử dụng màu đỏ trong các thiết kế menu, logo của mình. Chẳng hạn như: KFC, Coca Cola, Burger King,…. giúp kích thích cảm giác thèm ăn của khách hàng, đánh vào tâm lý “chịu chi” của họ; từ đó, có thể thúc đẩy doanh thu bán hàng.

tâm lý học màu sắc đỏ
Một số logo thương hiệu sử dụng màu đỏ để thúc đẩy doanh thu bán hàng. Ảnh: PsyCare

2.3. Màu xanh dương

Những đám mây xanh dương thường đem lại cho chúng ta cảm giác bình yên, nhẹ nhàng và thư thái tâm trí. Sự tin cậy, uy tín, ổn định là những tính từ thường gắn liền với màu xanh da trời. Vì thế, các nền tảng mạng xã hội, thương hiệu điện tử, với mong muốn khởi tạo niềm tin của người dùng, thường dùng màu xanh da trời trong các thiết kế logo của mình. Facebook, HP, Zalo, Samsung, WordPress,…là những ví dụ điển hình.

tâm lý học màu sắc xanh biển
Một số thương hiệu sử dụng màu xanh chủ đạo trong logo. Ảnh: PsyCare

2.4. Màu vàng

Tâm lý học màu sắc tôn vinh màu vàng như màu của hạnh phúc, của sự lạc quan, tự tin, phấn khích. Vì thế, những thương hiệu đồ ăn, cung cấp dịch vụ tiện ích cho khách hàng,… cũng ưu ái dùng màu vàng trong các thiết kế của mình để tạo hiệu ứng tích cực từ khách hàng. Chẳng hạn như: Mc Donald, Ikea, Snapchat,…Điển hình, app hẹn hò Bumble với thiết kế tổ ong kết hợp cùng sắc vàng tươi tắn đã truyền tải được giá trị tích cực về tình yêu thông qua bản chất của nó.

logo thương hiệu màu vàng
Một số logo thương hiệu nổi tiếng sử dụng màu vàng tạo hiệu ứng tích cực từ khách hàng. Ảnh: PsyCare

2.5. Màu cam

“Động lực”, “thúc đẩy”, “bốc đồng”,”sáng tạo”, “mới mẻ” là những tính từ gắn liền với màu cam theo các học thuyết tâm lý học màu sắc. Màu cam kết hợp trong các hình ảnh con vật, linh thú ngộ nghĩnh là một nét phá cách rất hay, ấn tượng. Qua đó, mang lại cảm giác sảng khoái, hứng khởi cho người dùng. Chẳng hạn như logo của các thương hiệu: RAWr, Mobile Gurus,…

tâm lý học màu sắc cam trong logo thương hiệu
Một số thương hiệu dùng màu cam trong thiết kế logo của mình. Ảnh: PsyCare

2.6. Màu tím

Tím lịm tìm xiêm là màu thường bị gắn “mác” là sến súa, quê mùa. Tuy nhiên, trong tâm lý học màu sắc, màu tím lại được gắn với những mỹ từ như: màu của sự quý phái, kích thích tính làm chủ, vẻ đẹp bất diệt. Những thương hiệu “độc nhất vô nhị” của thế giới sở hữu “nàng thơ” tím trong các sản phẩm của mình như: Yahoo, Adobe, BenQ, Western University of Canada,…

logo thương hiệu màu tím
Sử dụng màu tím trong thiết kế logo tạo nên vẻ đẹp quý phái cho thương hiệu. Ảnh: PsyCare

2.7. Màu xanh lá

Nhắc đến màu xanh lá là nhắc đến màu sắc mang lại sự mát mẻ, sinh sôi nảy nở, thịnh vượng và phát triển cho người dùng. Lý thuyết về tâm lý học màu sắc khuyên các nhà thiết kế hãy tận dụng màu xanh như một nét chấm phá cho lối sống hòa hợp với tự nhiên, sức khỏe lành mạnh. Ta có thể bắt gặp màu xanh lá trong các sản phẩm của Spotify, Starbuck, Whatsapp,…

tâm lý học màu sắc xanh lá ảnh hưởng đến người dùng như thế nào
Một số logo thương hiệu nổi tiếng sử dụng màu xanh lá để tạo cảm giác mát mẻ, hòa hợp với tự nhiên. Ảnh: PsyCare

3. Review một số sách về Tâm lý học màu sắc hay đáng đọc

Tâm lý học màu sắc là một lĩnh vực rất thú vị và chứa đựng nhiều hơn những điều lý thú mà bạn có thể tưởng tưởng ra. Đối với những bạn có đam mê với lĩnh vực tâm lý học nói chung, hay những người công tác trong các lĩnh vực thiết kế đòi hỏi sự thấu hiểu tâm lý khách hàng, thì những cuốn sách tâm lý học về màu sắc dưới đây chắc chắn sẽ không làm các bạn thất vọng.

  • Ứng dụng màu sắc để thay đổi cuộc sống – Karen Haller: Một cuốn sách gối đầu giường cho những ai có hy vọng “tô vẽ” cuộc đời của chính mình bằng những gam màu khác nhau. Trở thành vị “phù thủy” sử dụng lọ thuốc màu của mình để biến hóa trang phục, phòng nhà, lối sống và cà những khía cạnh của cuộc sống để luôn làm mới bản thân của mình nhé!
  • Nghệ thuật sử dụng màu sắc trong cuộc sống – Đào Đăng Trạch biên dịch: Nội dung sách cho chúng ta một cách nhìn toàn diện về việc sử dụng màu sắc hài hòa, hợp mệnh trong phong thủy.

Tâm lý học màu sắc ảnh hưởng đến người dùng trong Marketing như thế nào quả là một đề tài thú vị và kỳ thú, đúng không nào? Psycare.com.vn hy vọng những thông tin, kiến thức về lĩnh vực này vừa cung cấp trên đây sẽ giúp ích được cho những “thần dân” thiết kế đồ họa, hay thậm chí là những người tò mò có hứng thú với liệu pháp màu sắc, được thỏa nỗi khao khát khám phá của chính mình.

Bài viết cùng chủ đề

2 comments

Sou says:

Bài viết rất hữu ích cảm ơn ad

Cảm ơn bạn, mời bạn đón đọc những bài viết sau của PsyCare.com.vn nhé, cũng sẽ rất hữu ích đấy ạ!

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *