Theo thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner, có bao nhiêu loại hình trí tuệ ở con người? Ứng dụng của học thuyết đa trí tuệ trong dạy học hiện nay là như thế nào? Xem ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu đầy đủ về học thuyết 9 loại hình trí thông minh của Howard Gardner nhé!
Mục lục
- 1. Nội dung thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner (Theory of Multiple Intelligences) là gì?
- 1.1. Khái niệm trí thông minh là gì?
- 1.2. Nội dung 9 loại trình trí thông minh trong học thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner
- 1.2.1. Trí thông minh thị giác – không gian (Visual-Spatial Intelligence)
- 1.2.2. Trí thông minh ngôn ngữ – lời nói (Linguistic-Verbal Intelligence)
- 1.2.3. Trí thông minh logic – toán học (Logical-Mathematical Intelligence) trong lý thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner
- 1.2.4. Trí thông minh cơ thể – vận động (Bodily-Kinesthetic Intelligence)
- 1.2.5. Trí thông minh âm nhạc (Musical Intelligence)
- 1.2.6. Trí thông minh liên các nhân (Interpersonal Intelligence)
- 1.2.7. Trí thông minh nhận thức bản thân/Nội tâm (Intrapersonal Intelligence)
- 1.2.8. Trí thông minh về thiên nhiên (Naturalistic Intelligence)
- 1.2.9. Trí thông minh hiện sinh (Existential Intelligence)
- 2. Đánh giá ưu nhược điểm của học thuyết đa trí tuệ về 9 loại hình trí thông minh
- 3. Vận dụng thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner trong giáo dục dạy học mầm non hiện nay
1. Nội dung thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner (Theory of Multiple Intelligences) là gì?
1.1. Khái niệm trí thông minh là gì?
Khi nghe đến cụm từ “thông minh”, khái niệm IQ có thể ngay lập tức xuất hiện trong đầu bạn. Trí thông minh thường được định nghĩa là tiềm năng trí tuệ của chúng ta, thứ mà chúng ta sinh ra đã có. Và thứ đó có thể đo lường được, khả năng khó thay đổi.
Tuy nhiên, trong những năm gần đầy, các quan điểm khác về trí thông minh đã xuất hiện. Trong đó, khái niệm đa trí tuệ (Multiple Intelligences) là một lý thuyết được đề xuất bởi nhà tâm lý học Howard Gardner, tốt nghiệp từ đại học Harvard. Gardner cho rằng có 8 trí thông minh khác nhau, bao gồm: Trí thông minh thị giác – không gian, Ngôn ngữ – lời nói, Logic – toán học, Cơ thể – vận động, Âm nhạc, Liên cá nhân, Nội tâm và Thiên nhiên.
1.2. Nội dung 9 loại trình trí thông minh trong học thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner
Lý thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner cho rằng các quan điểm đo lường tâm lý truyền thống về trí thông minh là quá hạn chế. Ông cũng lần đầu tiên phác thảo về học thuyết của mình trong cuốn sách có tên “Frames of Mind: The Theory of Multiple Intelligences” vào năm 1983. Trong đó, ông gợi ý rằng tất cả mọi người đều có các loại “trí thông minh” khác nhau.
Ban đầu, Howard Gardner đề xuất 8 loại trí thông minh, sau này, ông bổ sung thêm trí thông minh thứ 9 là Trí thông minh hiện sinh (Bakić-mirić N, 2010). Theo ông, con người không chỉ có năng lực trí tuệ, mà còn bao gồm trí thông minh về các lĩnh vực khác nhau.
Một người có thể đặc biệt nổi trội trong một lĩnh vực cụ thể (như âm nhạc) nhưng rất có thể họ sở hữu nhiều khả năng khác như thể thao, thiên nhiên,…
1.2.1. Trí thông minh thị giác – không gian (Visual-Spatial Intelligence)
Theo lý thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner, những người mạnh về trí thông minh thị giác – không gian rất giỏi trong việc hình dung mọi thứ, thường giỏi chỉ đường, chỉ bản đồ, biểu đồ, video và hình ảnh (Levine et al, 2012).
Điểm mạnh: Phán đoán trực quan và không gian.
Đặc trưng:
- Đọc và viết để tận hưởng
- Giỏi ghép các câu đố lại với nhau
- Giải thích hình ảnh, đồ thị và biểu đồ tốt
- Thích vẽ, hội họa và nghệ thuật thị giác
- Nhận biết các hình mẫu dễ dàng
Lựa chọn nghề nghiệp tiềm năng: Nếu giỏi về trí thông minh thị giác – không gian, những lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bạn là kiến trúc sư, nghệ sĩ, kỹ sư.
1.2.2. Trí thông minh ngôn ngữ – lời nói (Linguistic-Verbal Intelligence)
Những người có trí thông minh ngôn ngữ – lời nói có khả năng sử dụng từ ngữ tốt, cả khi viết và nói. Theo lý thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner, họ thường rất giỏi trong việc viết truyện, ghi nhớ thông tin và đọc (Bakić-mirić N, 2010).
Điểm mạnh: Từ ngữ, ngôn ngữ và chữ viết.
Đặc trưng:
- Ghi nhớ thông tin viết và nói
- Thích đọc và viết
- Tranh luận hoặc đưa ra những bài phát biểu thuyết phục
- Có thể giải thích mọi thứ tốt
- Sử dụng tính hài hước khi kể chuyện
Lựa chọn nghề nghiệp tiềm năng: Nhà văn/nhà báo, Luật sư, Giáo viên.
1.2.3. Trí thông minh logic – toán học (Logical-Mathematical Intelligence) trong lý thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner
Những người nổi trội về trí thông minh logic – toán học giỏi lập luận, nhận dạng các mẫu hình và phân tích vấn đề một cách logic. Những cá nhân này có xu hướng suy nghĩ khái niệm về các con số, các mối quan hệ và các mẫu hình (Singh et al, 2017).
Điểm mạnh: Phân tích bài toán và các phép toán.
Đặc trưng:
- Có kỹ năng giải quyết vấn đề xuất sắc
- Thích suy nghĩ về những ý tưởng trừu tượng
- Thích tiến hành các thí nghiệm khoa học
- Có thể giải thích các phép tính phức tạp
Lựa chọn nghề nghiệp tiềm năng: Nhà khoa học, Nhà toán học, Nhà khoa học máy tính, Kỹ sư, Kế toán viên.
1.2.4. Trí thông minh cơ thể – vận động (Bodily-Kinesthetic Intelligence)
Theo học thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner, những người nổi trội về trí thông minh vận động cơ thể được cho là giỏi về các chuyển động cơ thể, thực hiện các hành động và kiểm soát thể chất tốt. Họ cũng có xu hướng phối hợp tay – mắt tuyệt vời và khéo léo (Singh et al, 2017).
Điểm mạnh: Chuyển động vật lý, điều khiển cơ thể.
Đặc trưng:
- Có khả năng khiêu vũ và thể thao
- Thích sáng tạo mọi thứ bằng chính đôi tay mình
- Có sự phối hợp thể chất tuyệt vời
- Ghi nhớ bằng cách làm (vận động) hơn là nghe và nhìn
Lựa chọn nghề nghiệp tiềm năng: Thợ thủ công, Vũ công, Thợ xây, Bác sĩ phẫu thuật, Nhà điêu khắc, Diễn viên.
1.2.5. Trí thông minh âm nhạc (Musical Intelligence)
Những người có trí thông minh âm nhạc mạnh mẽ giỏi suy nghĩ về các hình mẫu, nhịp điệu và âm thanh. Theo lý thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner, họ đánh giá cao âm nhạc và thường giỏi sáng tác, biểu diễn âm nhạc (Sternberg RJ, 2012).
Điểm mạnh: Nhịp điệu âm nhạc.
Đặc trưng:
- Thích ca hát và chơi nhạc cụ
- Nhận biết các mẫu hình và giai điệu âm nhạc một cách dễ dàng
- Ghi nhớ các bài hát và giai điệu
- Có hiểu biết phong phú về cấu trúc âm nhạc, nhịp điệu và nốt nhạc
Lựa chọn nghề nghiệp tiềm năng: Nhạc sĩ, Nhà soạn nhạc, Ca sĩ, Giáo viên dạy nhạc, Nhạc trưởng.
1.2.6. Trí thông minh liên các nhân (Interpersonal Intelligence)
Theo lý thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner, những người có trí thông minh liên cá nhân rất giỏi trong việc hiểu và tương tác với người khác. Họ có kỹ năng đánh giá cảm xúc, động cơ, mong muốn và ý định của những người xung quanh (Sternberg RJ, 2012).
Điểm mạnh: Sự hiểu biết sâu sắc và tương quan với người khác.
Đặc trưng:
- Giao tiếp tốt bằng lời nói
- Có kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ
- Nhận định các tình huống từ các quan điểm khác nhau
- Tạo các mối quan hệ tích cực với người khác
- Giải quyết các xung đột trong bối cảnh nhóm
Lựa chọn nghề nghiệp tiềm năng: Nhà tâm lý học, Triết gia, Cố vấn, Nhân viên bán hàng, Chính trị gia, Người dẫn chương trình (MC).
1.2.7. Trí thông minh nhận thức bản thân/Nội tâm (Intrapersonal Intelligence)
Những người có trí thông minh nhận thức bản thân/nội tâm rất giỏi trong việc nhận thức được các trạng thái cảm xúc, tình cảm, và động cơ chính của mình. Họ có xu hướng thích tự suy nghĩ và phân tích, bao gồm mơ mộng, khám phá các mối quan hệ với người khác, và đánh giá điểm mạnh cá nhân của bản thân (Sternberg RJ, 2012).
Điểm mạnh: Nội quan và tự phản ánh.
Đặc trưng:
- Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của bản thân tốt
- Thích phân tích các lý thuyết và ý tưởng
- Có khả năng tự nhận thức tuyệt vời
- Hiểu cơ sở cho động lực và cảm xúc của chính mình
Lựa chọn nghề nghiệp tiềm năng: Triết gia, Nhà văn, Nhà lý luận, Nhà khoa học.
1.2.8. Trí thông minh về thiên nhiên (Naturalistic Intelligence)
Tự nhiên/Thiên nhiên học là sự bổ sung gần đây nhất cho lý thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner, và đã vấp phải nhiều phản đối hơn 7 loại hình trí thông minh ban đầu của ông.
Theo Gardner, những người nổi trội về loại hình trí thông minh này sẽ hòa hợp hơn với thiên nhiên và thường quan tâm đến việc nuôi dưỡng, khám phá môi trường, và tìm hiểu về các giống loài khác. Họ có nhận thức cao về những thay đổi, thậm chí tinh tế, đối với môi trường của bản thân (Bakić-mirić N, 2010).
Điểm mạnh: Tìm kiếm các mô hình và mối quan hệ với thiên nhiên.
Đặc trưng:
- Quan tâm đến các chủ đề như thực vật học, sinh học và động vật học
- Phân loại và lập danh mục thông tin dễ dàng
- Thích cắm trại, làm vườn, đi bộ đường dài và khám phá ngoài trời
- Không thích học những chủ đề xa lạ mà không liên quan đến tự nhiên
Lựa chọn nghề nghiệp tiềm năng: Nhà sinh vật học, Nhà bảo tồn, Người làm vườn, Nông dân.
1.2.9. Trí thông minh hiện sinh (Existential Intelligence)
Trí thông minh hiện sinh là loại hình trí thông minh thứ 9 được đề xuất như một phần bổ sung cho lý thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner ban đầu. Ông mô tả trí thông minh hiện sinh là khả năng đi sâu vào những câu hỏi sâu sắc hơn của cuộc sống, của sự tồn tại. Những người có trí thông minh này suy ngẫm về những câu hỏi “lớn” xung quanh các chủ đề như ý nghĩa và động lực của cuộc sống, cách hành động có thể thực hiện các mục tiêu lớn hơn (Ian J. McCoog, 2010).
Điểm mạnh: Khả năng nhìn thấy bức tranh lớn hơn về vấn đề, ý nghĩa cuộc đời.
Đặc trưng:
- Có tầm nhìn dài hạn
- Xem xét các hành động hiện tại ảnh hưởng đến kết quả trong tương lai như thế nào
- Quan tâm đến các câu hỏi về ý nghĩa sự sống và cái chết
- Quan tâm mạnh mẽ và quan tâm đến người khác
- Khả năng nhìn nhận tình huống từ góc nhìn bên ngoài
Lựa chọn nghề nghiệp tiềm năng: Triết gia, Nhà thần học, Cố vấn mục vụ, Mục sư.
Xem thêm: Triết lý Ikigai của người Nhật: 4 bước đi tìm ý nghĩa cuộc sống
2. Đánh giá ưu nhược điểm của học thuyết đa trí tuệ về 9 loại hình trí thông minh
2.1. Nhược điểm của thuyết đa trí tuệ (Theory of Multiple Intelligences)
Nội dung học thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner khá hấp dẫn và trải dài ở nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng cách tiếp cận này không có công cụ đo lường cụ thể và phù hợp. Chính vì vậy mà học thuyết tâm lý này thiếu sự hỗ trợ về mặt khoa học thực nghiệm. Một số nhà chuyên môn còn cho rằng thuyết đa trí tuệ mơ hồ, mang tính chủ quan.
Nhiều nhà phê bình tâm lý – giáo dục cũng cho rằng định nghĩa về trí thông minh của Gardner là quá rộng, và 8 loại hình trí thông minh đa dạng này chỉ đơn giản là đại diện cho tài năng, đặc điểm tính cách và khả năng.
2.2. Ưu điểm của thuyết đa trí tuệ (Theory of Multiple Intelligences)
Dù nhận nhiều chỉ trích, lý thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner vẫn được các nhà giáo dục đặc biệt yêu thích. Nhiều giáo viên sử dụng trí tuệ đa dạng vào trong triết lý dạy học của mình và thực hành (Cerruti C, 2013).
Không có bằng chứng cho thấy việc học theo “trí thông minh” của bạn sẽ tạo ra kết quả giáo dục tốt hơn. Tuy nhiên, bạn có thể thấy rằng, việc tìm hiểu thêm về đa trí tuệ có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về điểm mạnh, cũng như sở thích của mình.
3. Vận dụng thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner trong giáo dục dạy học mầm non hiện nay
3.1. Tìm hiểu học sinh tốt hơn
Có nhiều công cụ đánh giá đa trí tuệ có sẵn dạng form trực tuyến hoặc in ra để sử dụng trong lớp học. Những bài kiểm tra này có thể cung cấp cái nhìn hấp dẫn về khả năng bẩm sinh của học sinh. Nhờ đó, giúp học sinh suy nghĩ về cách sử dụng điểm mạnh của mình sao cho hữu ích trong tất cả các môn học.
Ví dụ: Học sinh có trí thông minh về âm nhạc có thể tự sáng tác một bài hát để học Bảng nguyên tố tuần hoàn nhanh chóng hơn. Trẻ thiên về trí thông minh thị giác có thể vẽ một bức tranh hoặc sơ đồ để ghi nhớ vòng đời của một con bướm.
3.2. Vận dụng học thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner trong mở rộng các hoạt động truyền thống
Các hoạt động truyền thống trong trường học thường tập trung chủ yếu vào trí thông minh ngôn ngữ và logic – toán học. Những bạn có thể vận dụng lý thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner vào trong lớp học như sau:
- Ngôn ngữ học: Đề nghị học sinh viết một câu chuyện về những gì mình đang học. Nếu trẻ đang học về một quy trình nào đó, hãy yêu cầu trẻ viết sách hướng dẫn hoặc phát biểu về cách để thực hiện quy trình đó.
- Logic – toán học: Ngoài việc giải các bài toán, trí thông minh logic – toán học còn giúp trẻ tập trung vào suy luận logic và giải quyết vấn đề. Học sinh có thể tiến hành khảo sát và vẽ đồ thị hoặc biểu đồ kết quả. Hãy yêu cầu trẻ hoạt động theo cách một nhà khoa học thực hiện ngoài đời thực để sử dụng logic và/hoặc toán học nhằm giải quyết vấn đề hoặc kiểm chứng giả thuyết.
- Cơ thể – vận động: Hãy tạo cơ hội cho học sinh vận động cơ thể như diễn một vở kịch, khiêu vũ,…Bằng cách sử dụng các thao tác trong toán học, hãy yêu cầu trẻ xây dựng mô hình bằng đất sét hoặc tạo ảnh ghép về một khái niệm quan trọng.
- Thị giác – Không gian: Hãy để trẻ vẽ sơ đồ, minh họa một dự án nhóm hoặc làm bài thuyết trình nhỏ bằng PowerPoint, khuyến khích sử dụng các ký hiệu hoặc màu sắc để hiểu ý nghĩa những ghi chú của mình thay vì các phương pháp ghi chú truyền thống.
- Âm nhạc: Bạn có thể yêu cầu trẻ sáng tác một bài hát về chủ đề đang học, hoặc tạo mối liên hệ giữa âm thanh/âm nhạc với thông vừa học. Ví dụ như tạo ra 3 bản nhạc đại diện cho chất rắn, lỏng, khí.
- Liên cá nhân: Đây là những học sinh thường xuyên nói chuyện. Hãy tận dụng năng lượng trò chuyện đó thông qua các cuộc thảo luận trong lớp hoặc làm việc nhóm, cho trẻ thuyết trình hoặc sử dụng công nghệ để giúp bản thân tương tác với người khác qua Skype, Zalo,…
- Nội tâm: Bạn có thể giao cho những học sinh này làm bài tập tạo ra mối liên hệ giữa trải nghiệm cá nhân của mình với chủ đề đang học trên lớp qua bài blog, tạp chí hoặc tiểu luận,…Trẻ cũng có thể học các bài tập siêu nhận thức, nghĩa là khuyến khích trẻ suy nghĩ về phong cách và quy trình học tập của riêng mình.
- Thiên nhiên: Hãy kết hợp thế giới bên ngoài để thu hút sự chú ý của những học sinh có loại hình trí thông minh này. Các chuyến đi thực tế và học tập dựa trên dự án là ý tưởng tuyệt vời, hoặc bất kì hoạt động nào cho phép trẻ hít thở không khí trong lành và tương tác với động, thực vật đều sẽ hữu ích.
Xem thêm:
Học thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner rất quan trọng vì nó cho phép chúng ta suy nghĩ về các loại sức mạnh, khả năng tinh thần khác nhau. Việc tìm hiểu thêm về loại hình thông minh mà bạn nổi trội có thể giúp bạn học cách nhận ra sở thích, sở trường của bản thân. Tuy nhiên, đừng sử dụng lý thuyết này như một công cụ dán nhãn bản thân, cũng không nên nhầm lẫn chúng với phong cách học tập, bạn nhé!