Hội chứng sợ người khác nhìn mình Scopophobia là gì?

Hội chứng sợ người khác nhìn mình (Scopophobia) còn gọi là hội chứng sợ bị nhìn chằm chằm. Chứng ám sợ này có những dấu hiệu nào để nhận biết? Cách điều trị hội chứng sợ ánh nhìn thế nào? Tham khảo ngay bài sau!

1. Hội chứng sợ người khác nhìn mình (Scopophobia) là gì?

Hội chứng sợ người khác nhìn mình có tên tiếng Anh là Scopophobia. Một số người chỉ sợ hãi khi một người lạ nhìn chằm chằm trong một thời gian dài, số khác lại sợ hãi ngay cả khi giao tiếp bằng mắt với một người bạn.

Việc cảm thấy khó chịu, hoặc thậm chí lo lắng, nếu ai đó đang chìn chằm chằm vào mình một cách bất thường là điều ai cũng có thể trải qua. Việc cảm thấy lo lắng trong tình huống nói trước đám đông, hay biểu diễn trước người, cũng là điều bình thường. Tuy nhiên, hội chứng sợ ánh nhìn còn hơn thế nữa.

Những người mắc Scopophobia có thể cảm thấy rằng người khác đang xem xét và kiểm tra mình. Điều này gây nên cảm giác đau khổ, khó chịu và sợ hãi. Hội chứng sợ ánh nhìn (Scopophobia) thường liên quan đến những ám ảnh xã hội khác. Nếu không được điều trị, nỗi sợ hãi có thể tồi tệ hơn theo thời gian.

dấu hiệu hội chứng sợ ánh nhìn Scopophobia
Hội chứng sợ ánh nhìn thường liên quan đến ám ảnh sợ xã hội. Ảnh: PsyCare

2. Các triệu chứng của hội chứng sợ người khác nhìn mình chằm chằm

Một số triệu chứng phổ biến của hội chứng sợ ánh nhìn (Scopophobia) bao gồm:

Với một người mắc hội chứng sợ ánh nhìn scopophobia, họ có thể cố gắng tránh những tình huống khiến bạn trở thành tâm điểm chú ý. Một số người chỉ sợ các tình huống khi ở trong nhóm người lớn, trong khi số khác sợ cả các tình huống giao dịch đơn giản như mua đồ ở cửa hàng tạp hóa, hoặc sợ tiếp xúc tình cờ như trao ánh nhìn với ai đó đi bộ trên phố.

Khi đối mặt với tình huống đáng sợ của mình, người mắc hội chứng sợ người khác nhìn mình có thể đỏ mặt vô cùng. Trớ trêu thay, nhiều người mắc chứng scopophobia cũng mắc chứng sợ đỏ mặt! Các nỗi sợ này kết hợp với nhau khiến triệu chứng trở nên khó khăn hơn. Khi này, họ cũng có thể trải qua các triệu chứng nỗi sợ hãi về thể chất như:

  • Ớn lạnh
  • Khô miệng
  • Dễ nhầm lẫn hoặc khó tập trung
  • Căng cơ
  • Buồn nôn
  • Cơn hoảng loạn
  • Tim đập loạn nhịp
  • Thở yếu
  • Đổ mồ hôi
  • Run rẩy

Một số người có thể cảm thấy mong muốn mạnh mẽ thoát khỏi tình huống, bắt đầu hạn chế các hoạt động hàng ngày của họ để tránh phản ứng hoảng sợ. Họ cũng có thể từ chối đi ra ngoài một mình, hoặc tiếp đón những người mà mình không biết rõ vào nhà của mình.

triệu chứng hội chứng sợ người khác nhìn mình chằm chằm
Người mắc Scopophobia sợ người khác nhìn mình phán xét hoặc đánh giá. Ảnh: PsyCare

3. Chẩn đoán hội chứng sợ người khác nhìn mình chằm chằm

Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn tâm thần (DSM-5-TR) không công nhận chứng sợ ánh nhìn là một rối loạn tâm thần đặc hiệu. Thay vào đó, một người trải qua một trong những nỗi sợ hãi phổ biến nhất này sẽ được chẩn đoán mắc một chứng ám ảnh cụ thể.

Các tiêu chí chẩn đoán một người mắc chứng ám ảnh cụ thể bao gồm:

  • Trải qua một nỗi sợ hãi hoặc lo lắng đáng kể đáp lại nguồn gốc nỗi sợ hãi của họ
  • Luôn trải qua phản ứng sợ hãi này
  • Tích cực cố gắng tránh nỗi sợ hãi của họ
  • Trải qua nỗi sợ hãi không tương ứng với mối nguy hiểm thực tế

Các triệu chứng trên phải kéo dài trong 6 tháng hoặc lâu hơn, và cản trở hoạt động hoặc tạo ra sự đau khổ đáng kể. Đồng thời, các triệu chứng này cũng không phải là dấu hiệu điển hình cho các tình trạng sức khỏe tâm thần khác.

4. Nguyên nhân của hội chứng sợ ánh nhìn Scopophobia

Không có nguyên nhân chính xác của hội chứng sợ người khác nhìn mình scopophobia. Giống như các kiểu nỗi sợ khác, một số yếu tố có thể góp phần vào sự phát triển của chứng scopophobia bao gồm:

  • Tiểu sử di truyền và gia đình: Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những người có thành viên gia đình mắc chứng ám ảnh sợ hãi hoặc các loại rối loạn lo âu khác thì cũng có khả năng mắc tình trạng tương tự (Van Houtem et al, 2013). Di truyền học có thể đóng một vai trò nào đó, nhưng việc tiếp xúc với hành vi lo lắng có thể góp phần phát triển các phản ứng sợ hãi.
  • Trải nghiệm đau thương: Những trải nghiệm khó khăn hoặc đau thương cũng có thể góp phần vào sự phát triển của những nỗi ám ảnh cụ thể.

Ngoài ra, cần phân biệt triệu chứng này với tình trạng e ngại bản thân ở thanh thiếu niên. Nhiều trẻ thiếu niên có thể cảm thấy lo lắng về việc bị dòm ngó, nhưng cảm giác này sẽ giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, nếu nỗi sợ hãi đó kéo dài hoặc trở nên trầm trọng hơn, nó có thể được chẩn đoán là hội chứng scopophobia.

Xem thêm:

Scopophobia là một hội chứng ám ảnh cụ thể nhưng có thể liên quan đến rối loạn lo âu xã hội. Hầu hết những người mắc chứng sợ hãi tâm lý này cũng có các triệu chứng lo âu xã hội liên quan khác, chẳng hạn như sợ hãi khi đứng trên sân khấu hoặc sợ nói trước đám đông.

5. Cách điều trị hội chứng sợ người khác nhìn mình Scopophobia

Giống như tất cả các chứng ám sợ, nỗi sợ hãi bị nhìn chằm chằm đáp ứng tốt với các lựa chọn trị liệu tâm lý khác nhau. Bao gồm:

  • Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT): Liệu pháp này liên quan đến việc xác định những kiểu suy nghĩ tiềm ẩn góp phần gây ra cảm giác sợ hãi, sau đó, thay thế chúng bằng những suy nghĩ thực tế, hữu ích hơn. Điều này có thể giúp chúng ta điều chỉnh lại các tình huống ít gây sợ hãi hơn.
  • Liệu pháp tiếp xúc/phơi nhiễm (exposure therapy): Cách tiếp cận này là một hình thức CBT liên quan đến việc tiếp xúc dần dần với nguồn gốc nỗi sợ hãi của một người. Khi trở nên quen thuộc hơn với đối tượng hoặc tình huống đáng sợ, sự lo lắng của chủ thể sẽ giảm đi. Chiến lược này thường được kết hợp với các kỹ thuật thư giãn để giúp mọi người kiểm soát tốt hơn phản ứng sợ hãi của họ.
đối mặt với nỗi sợ ánh nhìn
Liệu pháp tiếp xúc giúp thân chủ vượt qua hội chứng sợ người khác nhìn mình và kiểm soát cảm xúc hiệu quả hơn. Ảnh: PsyCare

Trong một số trường hợp, bác sĩ tâm thần có thể kê đơn thuốc để giúp mọi người kiểm soát các triệu chứng của nỗi sợ ánh nhìn chằm chằm. Chẳng hạn như thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) giúp cải thiện tâm trạng và giảm lo lắng không ngừng, thuốc benzodiazepin có tác dụng an thần,…

Xem thêm:

6. Ứng phó với hội chứng sợ ánh nhìn: Làm gì khi người khác nhìn mình?

Ngoài các phương pháp điều trị kể trên, cũng có một số chiến lược tự trợ giúp bạn có thể áp dụng để kiểm soát các triệu chứng của hội chứng sợ người khác nhìn mình scopophobia.

6.1. Tìm cách thư giãn

Học các kỹ thuật thư giãn đối phó với stress giúp bạn kiểm soát cảm giác sợ hãi và lo lắng khi chúng phát sinh. Một số chiến thuật bạn có thể áp dụng như hít thở sâu, thư giãn cơ dần dần, yoga, tưởng tượng có hướng dẫn và thiền định.

Xem thêm: Học cách tĩnh tâm để giảm stress với 8 kỹ thuật hít thở

6.2. Đối mặt với hội chứng sợ người khác nhìn mình

Thực hiện các bước để tự mình đối mặt dần dần với nỗi sợ hãi của bản thân cũng có thể giúp bạn vượt qua nó hiệu quả hơn. Bạn chỉ cần chậm rãi thực hành từng bước, lựa chọn những tình huống mà bạn cảm thấy an toàn và có sự hỗ trợ. Ngược lại, nếu lảng tránh thì chỉ khiến nỗi lo lắng của bạn thêm trầm trọng theo thời gian.

6.3. Tự chăm sóc bản thân

Đối xử tốt với bản thân và chăm sóc sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần cũng rất quan trọng. Hãy đảm bảo rằng bạn ngủ đủ giấc, năng vận động mỗi ngày và tuân thủ một chế độ ăn uống cân bằng.

Tóm lại, hội chứng sợ người khác nhìn mình (scopophobia) có thể gây nhiều khó khăn cuộc sống, dần buộc mọi người phải hạn chế các hoạt động hàng ngày của họ. Với phương pháp điều trị thích hợp và sự kiên trì, hội chứng sợ hãi tâm lý này có thể khắc phục được. Do đó, nếu nhận thấy bản thân hoặc ai đó có dấu hiệu sợ hãi ánh nhìn nghiêm trọng, bạn hãy liên hệ phòng khám tâm lý hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần để được tư vấn nhé.